Răng trẻ bị đốm trắng là bệnh gì? Nguyên nhân và cách khắc phục

Răng trẻ em bị đốm trắng là tình trạng khá phổ biến, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng của bé. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? Cách điều trị và phòng ngừa như thế nào? Hãy cùng Nha Khoa Asoka tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

1. Răng trẻ em có đốm trắng như hạt gạo là bệnh gì?

Răng trẻ em có đốm trắng như hạt gạo có thể là dấu hiệu của một số vấn đề về răng miệng, phổ biến nhất là: Thiểu sản men răng, Fluorosis (Ngộ độc Fluor), Chấn thương răng

Để xác định chính xác nguyên nhân gây ra đốm trắng trên răng trẻ, bạn nên đưa bé đến nha sĩ để được khám và tư vấn. Nha sĩ sẽ kiểm tra kỹ lưỡng răng miệng của bé, tìm hiểu tiền sử bệnh lý và đưa ra chẩn đoán chính xác.

Rang tre bi dom trang la benh gi
Hình ảnh răng trẻ bị đốm răng

2. Nguyên nhân gây ra tình trạng răng trẻ bị trắng đục

Răng trẻ bị trắng đục có thể do nhiều tác nhân gây ra. Những nguyên nhân chủ yếu là do cách sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Cụ thể như:

Do nhiễm Fluor

Đây là lý do phổ biến nhất khiến răng bị trắng đục. Nhiều bạn gặp phải hiện tượng này khi còn nhỏ vì tiêu thụ quá nhiều hoạt chất Fluor.

Răng bị nhiễm Fluor
Răng bị nhiễm Fluor

Fluor là một khoáng chất có lợi cho răng, giúp tăng cường sức đề kháng của men răng và ngăn ngừa sâu răng. Tuy nhiên, tiếp xúc với quá nhiều fluor trong thời gian dài, đặc biệt là trong giai đoạn hình thành răng (từ khi trẻ sinh ra đến 8 tuổi), có thể gây ra tình trạng fluorosis. Fluorosis biểu hiện bằng các đốm trắng, đốm vàng hoặc nâu trên răng.

Thiểu sản men răng

 Việc răng có nhiều đốm trắng đục cũng có thể là biểu hiện của tình trạng giảm thiểu men răng. Những trường hợp này xuất hiện do răng hình thành và phát triển không đúng cách. Thiểu sản men răng cũng giống với hiện tượng nhiễm fluor. Thế nhưng, việc thiếu sản men răng có thể kéo theo nhiều nguy cơ cao bị sâu răng.

Các giai đoạn hình thành men răng:

  • Giai đoạn tạo mầm: Các tế bào mầm răng biệt hóa thành các tế bào tạo men (ameloblast).
  • Giai đoạn tiết men: Các tế bào tạo men tiết ra protein và khoáng chất hình thành nên men răng.
  • Giai đoạn trưởng thành: Men răng tiếp tục được khoáng hóa, trở nên cứng chắc hơn.

Vệ sinh răng miệng không kỹ lưỡng

 Khi chăm sóc khoang miệng không đúng cách cũng có thể khiến răng bị trắng đục. Đặc biệt là khi bạn đang đeo niềng, các mảng bám còn sót lại trên răng sẽ hình thành nên vôi răng.

Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi khuẩn tấn công vào răng. Cùng với việc ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều đường hóa học hoặc có tính acid cũng dẫn đến trường hợp tương tự.

Trẻ em thường chưa có thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách, hoặc cha mẹ chưa chú trọng đến việc hướng dẫn con chải răng kỹ càng

Khô miệng

Nước bọt có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ răng miệng. Nước bọt giúp trung hòa axit,  làm sạch khoang miệng,  cung cấp khoáng chất cho men răng và remineral hóa các tổn thương. Trẻ em bị khô miệng sẽ dễ bị mất khoáng men răng và hình thành đốm trắng.

Chấn thương răng

Chấn thương răng,  ví dụ như va đập,  té ngã,  cũng có thể làm tổn thương men răng và gây ra các đốm trắng.  Chấn thương có thể ảnh hưởng đến quá trình hình thành men răng ở trẻ nhỏ hoặc gây mất khoáng men răng ở trẻ lớn.

Chẩn đoán Răng Trẻ Bị Đốm Trắng

Để chẩn đoán chính xác tình trạng răng trẻ bị đốm trắng và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, nha sĩ sẽ tiến hành các bước sau:

  • Khám lâm sàng: Nha sĩ sẽ quan sát trực tiếp các đốm trắng trên răng, đánh giá vị trí, kích thước, hình dạng và màu sắc của chúng.
  • Chụp X-quang: Trong một số trường hợp, nha sĩ có thể chỉ định chụp X-quang răng để đánh giá mức độ mất khoáng men răng và phát hiện các tổn thương tiềm ẩn bên dưới men răng.
  • Lấy bệnh sử: Nha sĩ sẽ trao đổi với cha mẹ để tìm hiểu về chế độ ăn uống, vệ sinh răng miệng, tiền sử bệnh lý của trẻ, cũng như các yếu tố nguy cơ có thể gây ra đốm trắng trên răng.

2. Cách khắc phục tình trạng răng trẻ bị trắng đục

Có khá nhiều phương pháp nha khoa giúp khắc phục các hiện tượng răng bị trắng đục. Sau khi thăm khám, các bác sĩ sẽ dựa vào mức độ nghiêm trọng ở mỗi người mà từ đó đưa ra phương pháp phù hợp nhất.

Cach khac phuc rang tre bi trang duc
Cách khắc phục răng trẻ bị trắng đục

Trường hợp răng trẻ em có đốm trắng trong giai đoạn răng sữa

Răng trẻ em có đốm trắng nếu trong giai đoạn răng sữa thì cha mẹ không cần quá lo lắng nhé. Bởi đến tuổi thay răng thì những chiếc răng sữa này nó sẽ được thay bằng răng vĩnh viễn. 

Tuy nhiên bạn cần lưu ý: Bạn cũng không nên chủ quan vì có một số trường hợp răng mọc vĩnh viễn lên có đốm trắng có thể răng là do bé bị nhiễm fluor từ răng sữa. Nếu răng bị nhiễm fluor thì không có cách nào điều trị. Tuy nhiên bạn cũng nên đưa bé đi khám để có thể chẩn đoán chính xác nhé.

Bạn nên thường xuyên kiểm tra răng sữa của bé, nếu phát hiện răng sữa mềm lung lay thì đưa bé đi nhổ răng sữa ngay nhé. Để có chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên thẳng hàng, đồng thời tập cho bé có thói quen chải răng sau ăn. Một ngày ít nhất 2 lần sáng và tối trước khi đi ngủ, kèm theo việc khám răng định kỳ mỗi 6 tháng.

Chính vì vậy để tránh tình trạng này nếu bé còn nhỏ chưa biết khạc nhổ trong lúc đánh răng bạn không nên cho bé đánh kem có chứa fluor, tốt nhất cho bé đánh răng bằng nước muối pha loãng

Trường hợp răng trẻ em có đốm trắng trong giai đoạn răng vĩnh viễn

Trường hợp răng trẻ em có đốm trắng nhưng ở giai đoạn răng vĩnh viễn. Nó sẽ phức tạp hơn so với răng sữa. Bởi nó gây mất thẩm mỹ trên răng và có thể khiến trẻ cảm thấy tự ti, ngại giao tiếp khi trưởng thành. Do đó, điều trị đốm trắng trên răng là cần thiết để trẻ có hàm răng đẹp và tự tin trong quá trình khôn lớn.

Một số phương pháp có thể kể đến như:

  • Remineralization (Tái khoáng men răng)
  • Microabrasion (Mài mòn siêu nhỏ)
  • Trám răng thẩm mỹ
  • Veneer sứ

3. Cách phòng tránh tình trạng răng trẻ bị trắng đục

Tình trạng răng trẻ bị trắng đục sẽ làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của nụ cười. Nó khiến bé có thể vì thế mà cảm thấy tự ti và ngại giao tiếp. Để con có được nụ cười khỏe đẹp, thì bố mẹ có thể áp dụng những cách dưới đây để răng trẻ không bị trắng đục nhé.

Sử dụng nước không có fluor

Để bảo vệ răng của trẻ, thì phụ huynh nên cho con sử dụng nước không có Fluor. Đặc biệt là đối với các bé dùng sữa công thức là chủ yếu. Còn khi pha nước không chứa Fluor với sữa công thức, thì sự dư thừa của Fluor tích tụ trong răng có thể được ngăn ngừa.

Dùng kem đánh răng với một lượng vừa đủ

Dùng kem đánh răng với lượng vừa đủ
Dùng kem đánh răng với lượng vừa đủ

Bố mẹ cần chú ý đến lượng kem đánh răng mà bé dùng theo từng độ tuổi nhé. Nếu con dưới 3 tuổi, thì kem đánh răng bé dùng chỉ nhỏ như hạt gạo. Nếu con trên 3 tuổi thì lượng kem đánh răng nó có thể nhiều hơn là bằng hạt đậu.

Lưu ý là các phụ huynh tránh cho con dùng chung kem đánh răng với người lớn nhé.

Việc bé dùng lượng kem đánh răng vừa đủ sẽ giúp giảm mức độ phơi nhiễm fluor tổng thể. Đặc biệt là ở các bé không biết nhổ sạch bọt kem. Đồng thời bố mẹ nên giám sát việc vệ sinh răng miệng của con. Từ đó đảm bảo trẻ dùng lượng kem đánh răng vừa đủ và không nuốt bọt kem.

Bổ sung Fluor theo đúng hướng dẫn của các chuyên gia

Nhằm tránh tình trạng răng trẻ bị trắng đục do thiểu sản men răng, bác sĩ sẽ khuyến khích phụ huynh bổ sung fluor đúng cách cho con. Thông thường, sẽ khuyến nghị bổ sung Fluor được chỉ định cho các bé có nguy cơ cao bị sâu răng hoặc sinh sống ở vùng không có nước chứa Fluor. Tuy nhiên, để Fluor được bổ sung đúng cách vừa phải, thì phụ huynh nên tham khảo ý kiến và sử dụng đơn được kê bởi bác sĩ nhé.

Giảm lượng thức ăn và đồ uống có đường và axit

Thức ăn, đồ uống có nhiều đường và acid sẽ làm men răng bị mài mòn. Theo đó, nguy cơ bị sâu răng cũng tăng cao. Chính vì vậy, để ngăn ngừa tình trạng răng trẻ bị trắng đục, thì bố mẹ lưu ý một số thực phẩm dưới đây khi cho con dùng:

  • Trái cây và nước trái cây họ cam quýt cụ thể như chanh và bưởi, cam,…
  • Các loại kẹo chứa nhiều đường công nghiệp.
  • Nước uống có gas và cả nước uống thể thao.

Nếu chỉ thỉnh thoảng dùng những thực phẩm trên thì sẽ không có vấn đề gì. Thế nhưng nếu dùng quá nhiều và không vệ sinh răng lỹ lưỡng và men răng sẽ bị tổn thương. Các đốm trắng theo đó cũng xuất hiện.

Sau khi ăn những thực phẩm trên, mọi người cần uống nước để tráng miệng và chải răng thật kỹ lưỡng. Tránh làm men răng có nguy cơ bị tổn thương. Hơn nữa, nếu dùng ống hút để uống thì men răng cũng được bảo vệ một phần.

4. Thăm khám nha khoa định kỳ

Cách ngăn ngừa tình trạng răng trẻ bị trắng đục hiệu quả nhất đó là cho con đến thăm khám nha khoa định kỳ. Vì nếu con bị giảm thiểu men răng hay có đốm trắng xuất hiện ở giai đoạn đầu rất khó để nhận thấy. Các hiện tượng này sẽ trở nên ngày càng nghiêm trọng khi không được khắc phục.

Chính vì vậy, nên trước khi các đốm trắng trên răng xuất hiện hoặc trở nên nhiều hơn. Thì phụ huynh nên đưa con đến gặp nha sĩ định kỳ để xác định tình trạng răng miệng hiện tại của các bé. Từ đó đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất phù hơn và giúp ngăn chặn cũng như khắc phục hiện tượng răng bị trắng đục.

5. Nha khoa Asoka – Địa chỉ chăm sóc sức khỏe răng miệng của mọi gia đình tại Hưng Yên

nha khoa asoka thuong hieu uy tin ngươi viet
Nha khoa Asoka thương hiệu uy tín người Việt

Chăm sóc sức khỏe răng miệng cho trẻ là vấn đề phụ huynh cần lưu tâm. Bởi vì, một hàm răng khỏe đẹp cùng nụ cười tỏa sáng sẽ là hành trang giúp con dễ dàng phát triển mình trong tương lai hơn.

  • Sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật trong chất lượng dịch vụ cùng đội ngũ y bác sĩ trên 15 năm kinh nghiệm. Asoka sẽ là địa chỉ chăm sóc sức khỏe răng miệng cho trẻ hiệu quả bố mẹ có thể an tâm gửi gắm niềm tin.
  • Nha khoa Asoka là nơi làm việc của nhiều y, bác sĩ giỏi chuyên môn đến từ Đại Học Y Hà Nội. Với nhiều năm kinh nghiệm, cùng chuyên gia sẽ tạo tâm lý dễ chịu, thoải mái cho bé. Từ đó giúp cuộc điều trị và thăm khám diễn ra nhẹ nhàng cũng như hiệu quả.
  • Đặc biệt tất cả các dụng cụ sau khi sử dụng đều sẽ được vô khuẩn theo đúng chuẩn y tế tránh lây nhiễm chéo.

Hệ thống nha khoa Asoka đang triển khai chương trình ưu đãi hàng tháng với mong muốn mọi người có điều kiện chăm sóc nụ cười cho bé với mức chi phí hợp lý.

Chính vì vậy phụ huynh đừng quá lo lắng về vấn đề tài chính khi lựa chọn Nha khoa Asoka nhé!

Hy vọng những thông tin trên mang đến cho quý phụ huynh nhiều giá trị hữu ích về chăm sóc răng miệng cho bé. Nếu bạn còn câu hỏi nào khác, liên hệ ngay với Nha khoa Asoka để được hỗ trợ sớm nhất nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0949148686