Trám răng lấy tủy là chỉ định khá phổ biến, đặc biệt trong các trường hợp bị viêm tủy hoặc là bị sâu răng. Với phương pháp này được áp dụng là cần thiết và đôi khi bắt buộc đối với những chiếc răng bị viêm tủy.
Khi tủy đã viêm thì không thể chữa cho hết viêm được mà chỉ còn cách là điều trị tủy răng và sau đó trám lại mới có thể giải thoát bệnh nhân khỏi các cơn đau nhức và biến chứng. Nếu trong trường hợp răng của bạn bị sâu nhẹ và không bị viêm tủy, thì có thể chỉ cần trám răng là được.
1. Trám răng có cần thiết phải lấy tủy không?
Nội dung chính
Răng sâu nặng thường không tránh khỏi trường hợp phải lấy tủy vì mô răng sâu sẽ gây ảnh hưởng đến tủy răng. Muốn lấy sạch phần mô răng sâu này không thể không tác động đến tủy răng. Bởi vậy, cần phải thực hiện đồng thời việc nạo mô răng sâu với chữa tủy. Sau đó mới thực hiện trám răng để phôi phục lại hình thể răng, bù đắp lượng mô răng thật đã mất để răng thực hiện được chức năng ăn nhai bình thường.
Răng sâu nặng thường không tránh khỏi trường hợp phải lấy tủy
Chỉ trong những trường hợp răng chớm sâu hoặc sâu răng nhẹ mới tránh được việc trám răng lấy tủy. Bạn chỉ cần nạo đi một lượng nhỏ men răng bị sâu sau đó trám lại là có thể hoàn tất mà không cần tác động đến tủy răng.
Nếu phải lấy tủy, biện pháp sẽ hết sức nhẹ nhàng, trám răng cũng sẽ ứng dụng theo công nghệ Laser Tech hiện đại. Công nghệ sử dụng laser nha khoa để tạo liên kết bền vững và chắc chắn hơn giữa vật liệu trám với bề mặt mô răng sinh lý. Khả năng bám dính của vật liệu được gia tăng với các chân bám cứng chắc, kín khít, không xảy ra tình trạng khoang rỗng trong xoang trám mà các kỹ thuật thông thường dễ mắc phải. Với công nghệ này, việc trám răng sẽ hoàn tất chỉ trong thời gian ngắn, hạn chế xâm lấn răng thật và tủy răng, ngăn ngừa được tình trạng ê buốt sau trám, nên hỗ trợ ăn nhai được hoàn toàn bình thường, bền chắc dài lâu.
2. Ưu nhược điểm của chữa tủy khi trám răng
- Ưu điểm
– Răng thật sẽ được bảo tồn: Nếu tủy răng bị viêm nhiễm không xử lý kịp thời, thì sẽ dẫn tới các vấn đề phức tạp khác như nhiễm trùng và áp xe răng,… thậm chí nặng hơn gây mất răng rất lớn. Vậy nên cách để những cơn khó chịu, đau nhức được giảm tốt nhất là làm sạch tủy viêm. Và để đảm bảo tối đa răng thật thì sẽ trám sẽ trám một lớp vật liệu giống hệt một lớp màng bảo vệ lên răng.
– Chức năng ăn nhai được khôi phục: Đối với những cơn đau nhức khi đã được điều trị tuỷ và trám răng bởi bác sĩ thì sẽ hoàn toàn chấm dứt và hồi phục trở lại chức năng ăn nhai như ban đầu. Còn với việc trám răng hiện là kỹ thuật giúp hình thể của răng được tái tạo lại để bảo vệ chắc chắn hơn răng thật của bạn.
- Nhược điểm
Sau khi tủy răng đã được lấy, thì phần mô răng mặc dù đã được phục hình bởi việc trám răng, thế nhưng sau một thời gian vẫn trở nên giòn và dễ vỡ. Chính vì vậy nguyên do là vì răng không còn nguồn nuôi dưỡng vì đã lấy tủy. Tuổi thọ của răng lúc này cũng chỉ kéo dài nhiều nhất được từ 15 đến 20 năm.
Để giữ cho tuổi thọ của răng được kéo dài lâu hơn, các bác sĩ khuyến khích bạn sau khi răng đã chữa tủy nên bọc sứ cho răng.
3. Trám răng điều trị tủy có đau không?
Người bệnh sẽ cảm giác được những cơn đau nhẹ khi điều trị tủy răng. Thế nên lúc này bạn cũng không cần lo lắng quá vì tại vị trí cần điều trị sẽ được gây tê khi thực hiện. Bởi vậy cảm giác đau đớn của bạn sẽ ít cảm thấy hơn rất nhiều.
Thuốc gây tê sau 1-3 giờ sẽ mất dần tác dụng, và ở vị trị điều trị tủy sẽ cảm giác ê buốt hoặc đau tùy theo từng trường hợp. Răng của bạn sau một ngày điều trị sẽ dần trở lại bình thường và các cơn đau đớn bạn sẽ không cảm thấy nữa.
Chính vì vậy bạn hãy chọn các nha khoa chuyên nghiệp uy tín để được các bác sĩ tư vấn xem có nên lấy tủy khi trám răng không. Bên cạnh đó, bạn cũng hãy nâng cao việc chăm sóc răng miệng hằng ngày thật tốt để tránh xa được các bệnh về răng miệng. Một hàm răng chắc khỏe và một nụ cười đẹp sẽ giúp bạn tự tin hơn bạn nhé!
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ ngay với Nha Khoa Asoka để được tư vấn miễn phí các vấn đề về răng nhé!