Sức khỏe răng miệng có mối quan hệ chặt chẽ với sức khỏe cả cơ thể. Vì vậy, chăm sóc răng miệng vô cùng cần thiết. Hãy điểm qua 13 bệnh răng miệng thường gặp dễ mắc phải.
Triệu chứng bệnh răng miệng rất đa dạng và nhiều loại, tuy nhiên các vấn đề răng miệng phổ biến thường gặp bao gồm:
- Đau răng.
- Đau buốt khi ăn phải thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh.
- Răng xỉn màu, ố vàng do các tác nhân từ thuốc lá, cà phê,..
- Đau, sưng, viêm nướu.
- Nứt, sứt mẻ.
- Cách loại bệnh răng miệng thường gặp
1. Sâu răng
Nội dung chính
Hầu hết mọi người đều bị sâu răng, đặc biệt trẻ em. Nguyên nhân chính dẫn đến sâu răng do xuất phát từ việc vệ sinh răng miệng chưa đúng cách. Lúc đầu, mảng vụn do thức ăn còn sót lại trên răng, lâu dần hình thành các mảng bám.
Một số vi khuẩn sản sinh ở các mảng bám, tiết ra axit làm xói mòn men răng gây sâu răng. Nếu không kịp loại bỏ mảng bám và vi khuẩn, tình trạng sâu răng sẽ tiến triển. Để điều trị sâu răng, bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp như: điều trị tủy, trám răng, bọc răng sứ, nhổ răng.
2. Viêm lợi là bệnh răng miệng phổ biến
Viêm lợi gây kích ứng, đỏ, sưng phần nướu xung quanh chân răng. Thức ăn vụn chen vào những khoảng trống nhỏ giữa răng và lợi gây nhiễm trùng. Khi vi khuẩn tích tụ quá nhiều trên răng tạo thành cao răng, hình thành các túi mủ dưới nướu. Lúc này tình trạng viêm lợi trở nên trầm trọng. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến viêm nha chu và mất răng vĩnh viễn.
Có nhiều nguyên nhân gây viêm lợi phải kể đến như:
- Nghiện rượu, thuốc lá.
- Ăn nhiều đồ ngọt, cay.
- Vi khuẩn tích tụ trong các mảng bám trên răng lâu ngày.
- Phụ nữ đang có kinh nguyệt.
- Người bệnh tiểu đường.
3. Viêm nha chu (bệnh nha chu)
Giai đoạn chuyển tiếp của viêm lợi. Viêm nha chu nhiễm trùng nướu nghiêm trọng làm tổn thương phần mô mềm và phá hủy xương xung quanh răng. Viêm nha chu có thể khiến cho răng bị lung lay và lâu dần dẫn đến mất răng.
Ngoài ra, người bệnh còn bắt gặp một số dấu hiệu như:
- Màu sắc của nướu chuyển sang bầm tím thay vì có màu hồng nhạt. Cảm giác đau nhức khó chịu khi dùng tay chạm hoặc cắn những thức ăn cứng, dai,…
- Gia tăng khoảng cách giữa các răng, hình thành mủ, có mùi hôi giữa nướu và răng.
- Thường xuyên chảy máu khi đánh răng, xỉa răng, kể cả khi dùng chỉ nha khoa.
- Hơi thở có mùi khó chịu.
4. Răng ê buốt, nhạy cảm
Răng ê buốt Nguyên nhân dẫn đến khi men răng bị tổn thương vì những yếu tố sâu răng, mòn men răng, bệnh nướu răng, gãy răng hoặc lộ chân răng. Khi có răng nhạy cảm, bạn cần đến bác sĩ nha khoa để khám và được điều trị đúng mức.
5. Viêm tủy răng
Nguyên nhân xuất phát từ sâu răng không được điều trị sớm. Lỗ sâu ngày càng lan rộng và sâu xuống buồng tủy gây viêm tủy và đau nhức.
Ngoài ra, bệnh viêm tủy răng còn xuất phát từ các nguyên nhân khác như do hóa chất, sang chấn, vỡ hay mẻ răng do chấn thương, thay đổi áp suất môi trường làm đứt mạch máu nuôi tủy răng, mòn răng quá nhiều, hay viêm tủy do viêm quanh răng…
Có 2 loại viêm tủy răng phổ biến:
- Viêm tủy có thể phục hồi: nếu được phát hiện sớm và được điều trị đúng mức.
- Viêm tủy không thể phục hồi (hoại tử tủy): giai đoạn này tình trạng viêm tiến triển nặng hơn, các mô tủy sẽ chết và răng không thể phục hồi.
6. Tủy răng hoại tử
Răng sâu lớn bị viêm tủy, nếu không được điều trị, vi khuẩn và axit tiếp tục di chuyển vào buồng tủy, nơi có nhiều dây thần kinh và mạch máu. Tủy răng sẽ bị viêm gây đau nhức và hoại tử (tuỷ chết), nặng hơn sẽ có mủ, áp xe,.. bản thân chiếc răng bị vỡ lớn không còn khả năng ăn nhai, thẩm mỹ. Khi tủy răng đã chết, bạn sẽ không còn thấy đau nữa, thay vào đó vị trí sâu răng có thể bị lồi thịt.
Ngoài ra, hoại tử tủy răng nếu không được điều trị sẽ làm tổn thương lan ra khỏi chóp răng vào mô xương quanh răng, gây ra các bệnh viêm quanh chóp răng. Tiếp đó, nếu không được điều trị kịp thời sẽ tạo nang trong xương hàm gây phá hủy xương và dẫn đến nguy cơ mất răng.
7. Mất răng
Mất răng thường gặp ở người lớn tuổi khi răng bị yếu và rụng đi. Mặt khác, với người trẻ tuổi thói quen vệ sinh răng miệng không đúng cách, nhai đá lạnh, tổn thương do các tai nạn dẫn đến chấn thương hay trước đó có các bệnh về răng miệng: viêm lợi, viêm nha chu, sâu răng… nhưng không chữa trị kịp thời.
Mất răng ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng ăn nhai, đặc biệt răng số 6 và 7. Ngoài ra, mất răng còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ, phát âm,… Để tránh tình trạng mất răng, bạn nên chăm sóc răng miệng đúng cách, khám định kỳ 6 tháng/lần.
8. Răng xỉn màu, đổi màu
3 nguyên nhân chính dẫn đến răng xỉn màu, đổi màu:
Thói quen hàng ngày: người thường xuyên hút thuốc, uống cà phê, nước ngọt, rượu vang,.. dễ khiến răng ố vàng. Đặc biệt, với người hút thuốc lá, nhựa nicotin lâu dần bám vào răng tạo thành một màu vàng xỉn hay thâm đen. Mặt khác, không chăm sóc răng đủ, không vệ sinh răng miệng thường xuyên dẫn đến vôi răng tích tụ gây ố vàng.
Bệnh ở răng: sâu răng, viêm lợi, viêm chân răng, chết tủy là những yếu tố tác động làm ngả màu răng. Sự hoạt động của các vi khuẩn gây bệnh cộng với thức ăn còn sót lại trong miệng đã ảnh hưởng men răng, khiến răng xỉn màu. Ngoài ra, cao răng nếu không được làm sạch rất dễ gây bệnh nguy hiểm cho răng miệng như viêm nha chu.
Vấn đề tuổi tác: tuổi tác ngày càng lớn, đồng nghĩa với lớp ngoài của men răng bị mòn đi, lộ ra màu vàng tự nhiên của ngà răng làm răng đổi màu.
các bệnh về răng miệng, răng xỉn màu ố vàng vì cà phê
Người thường xuyên hút thuốc, uống cà phê,… dễ khiến răng ố vàng
9. Hôi miệng
Khoảng 85% người bị hôi miệng thường mắc các bệnh về răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng, khô miệng và có mảng bám trên lưỡi. Nguyên nhân xuất phát từ thức ăn còn sót lại trong khoang miệng không được vệ sinh sạch sẽ, khiến vi khuẩn phát triển tạo ra các bệnh răng miệng.
Sử dụng nước súc miệng chỉ giúp giảm mùi hôi phần nào chứ không giúp chữa khỏi hẳn. Vì vậy hãy đến cơ sở y tế có chuyên khoa răng hàm mặt để tìm ra đúng nguyên nhân gây hôi miệng và chữa trị dứt điểm.
10. Vôi hóa tuyến nước bọt
Tình trạng này xuất hiện do canxi có trong nước bọt lắng đọng, lâu dần biến thành sỏi nằm chắn giữa tuyến nước bọt, gây viêm vùng sàn miệng, viêm tuyến dưới hàm.
Người bệnh cảm thấy vùng tuyến bị sưng phồng, đau nhức khi ăn. Ngoài ra, nếu bội nhiễm vi khuẩn sẽ xuất hiện sốt, xuất hiện hạch ở góc hàm và có mủ.
11. Mòn răng
Thức ăn nạp vào cơ thể chứa nhiều đường, axit có thể dẫn đến mòn răng. Ngoài ra, thói quen xấu như: nghiến răng, đánh răng quá mạnh,… cũng dẫn đến mòn răng. Vì vậy, để tránh tình trạng trên, bạn cần ăn uống khoa học, giảm đường, giảm axit, đánh răng ít nhất 2 lần/ngày kết hợp nước súc miệng và chỉ nha khoa.
12. Biến chứng răng khôn mọc lệch
Được mệnh danh “răng khôn” nhưng lại gây nhiều phiền toái, dẫn đến tiêu xương, viêm quanh thân răng,… gây chèn ép và sâu răng số 7.
Vì ‘‘sinh sau đẻ muộn’’, răng khôn mọc ở vị trí không thuận lợi và nằm quá sâu trong hàm. Bạn cần nhổ răng khôn mọc lệch vì những lý do sau đây:
Khó vệ sinh răng miệng, tạo điều kiện tốt cho vi khuẩn phát triển gây nên bệnh viêm lợi, viêm tủy răng.
Phòng các biến chứng nguy hiểm như: u nang xương hàm, viêm tủy răng kế cận, viêm lợi…
Đa số răng khôn có gây biến chứng thường được chỉ định nhổ. Tuy nhiên, tùy vào mức độ nghiêm trọng và tình trạng thực tế, bác sĩ sẽ đưa ra quyết định nhổ hay không. Trước khi nhổ răng khôn, bạn cần phải thăm khám, chụp X-quang để bác sĩ có thể đánh giá được mức độ sai lệch của răng.
13. Ung thư miệng
Các loại ung thư miệng phải kể tên như:
Ung thư ảnh hưởng phần bên trong của má (ung thư niêm mạc miệng).
Tầng bệnh ung thư miệng như: ung thư môi, ung thư tuyến nước bọt, ung thư lưỡi, ung thư vòm miệng, ung thư lợi.
Hiện chưa có cơ sở chính xác kết luận nguyên nhân gây ung thư miệng. Tuy nhiên, các yếu tố gián tiếp tạo ra nguy cơ ung thư miệng phải kể đến như:
- Người hút thuốc lá vì trong thuốc lá có nhiều chất độc hại, ảnh hưởng đến răng miệng và gây ra nhiều bệnh khác cho người hút lẫn người hút thụ động.
- Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời điểm có nhiều tia UV làm tăng nguy cơ ung thư môi.
- Vệ sinh răng miệng kém gây kích thích niêm mạc.
- Tuổi tác cũng là một phần gây ung thư miệng.
- HPV type 16 lây qua đường tình dục gây ung thư khoang miệng.
Cách phòng ngừa bệnh răng miệng hiệu quả
Bạn hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa các bệnh liên quan đến răng miệng bằng những cách đơn giản sau đây:
Giảm số lượng vi khuẩn có hại: đánh răng đúng cách, ngày 2 lần/ngày, sáng thức dậy, sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Lấy sạch mảng bám trên răng bằng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước.
Kiểm soát chế độ ăn uống: hạn chế ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh, giảm ăn đồ ngọt có đường và tinh bột, tăng cường ăn đồ ăn chứa nhiều chất xơ, rau củ quả.
Sử dụng kem đánh răng, nước súc miệng có Flour, đây là khoáng chất quan trọng trong quá trình tạo ngà răng và men răng, giúp phòng ngừa sâu răng.
Quan trọng nên tái khám răng đều đặn: đến nha sĩ ít nhất 6 tháng/lần để phát hiện sớm nhất vấn đề về răng miệng.
Cách phòng ngừa bệnh răng miệng để có nụ cười tự tin
Gặp vấn đề về răng miệng: Khi nào cần liên hệ với nha sĩ?
Bạn nên liên hệ nha sĩ khi:
Gặp các vấn đề về đau răng, viêm lợi, viêm nha chu, mòn răng,…
Đang trong giai đoạn trám răng, niềng răng, làm răng sứ,… nên thường xuyên gặp nha sĩ theo lịch hẹn.
Phụ nữ mang thai nên đi khám răng định kỳ, vì có khoảng 60% – 75% người mang thai bị viêm nướu và có nguy cơ sâu răng. Ngoài ra, cần cân nhắc thật kỹ nếu quyết định niềng răng, bởi ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai gây giáp tiếp đến thai nhi.
Ngoài ra, hầu hết các vấn đề về răng miệng cũng liên quan đến các bệnh mạn tính. Do đó, trong quá trình điều trị bệnh, nếu bạn gặp các biểu hiện như: đau quai hàm, khô miệng, ăn nhai khó khăn, viêm lợi,.. nên liên hệ nha sĩ để có cách xử lý tốt nhất.
Nha khoa Asoka quy tụ nhiều chuyên gia đầu ngành sẽ giúp bạn xua tan nỗi lo về răng miệng sở hữu hàm răng khỏe, đẹp, tự tin trong cuộc sống.