Răng bị lung lay là vì sao? Nguyên nhân và cách điều trị

Răng lung lay là tình trạng như thế nào? Có những nguyên nhân phổ biến nào dẫn đến tình trạng răng có dấu hiệu lung lay? Đối với từng trường hợp thì làm sao để chữa dứt điểm tình trạng này? Bây giờ, chúng ta hãy cùng nha khoa Asoka tìm hiểu kỹ hơn thông qua bài viết sau nhé.

Ưu đãi điều trị răng lung lay tại Nha Khoa Asoka

Chào đón mùa hè Asoka ưu đãi tất cả khách hàng khi đến nha khoa kiểm tra răng Lung Lay đều được:

✔️ Miễn phí chụp X. Quang bằng máy CT Conbeam

✔️ Miễn phí thăm khám và tư vấn

✔️ Giảm 30% Chi phí điều trị răng lay

Nguyên nhân răng lung lay  Phương pháp điều trị  Ưu đãi của Asoka
Cao răng mảng bám nhiều – Lấy cao răng – 100.000 VND
Tiêu xương tụt lợi – Đắp xương nhân tạo – 500.000 – 3.000.000 VND/ca
Sâu răng – Viêm tủy – Hàn trám hoặc bọc chụp – 300.000 – 5.000.000 VND/ răng
Răng khôn mọc ngang – Nhổ răng khôn – 650.000 VND
Tuổi tác, gãy vỡ ( Không còn khả năng phục hồi) – Nhổ bỏ và cấy ghép Implant – 6.600.000 – 35.000.000 VND/ răng

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn Hotline: 0949148686

Nguyên nhân răng bị lung lay thường gặp

Việc răng lung lay sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến việc ăn nhai của bệnh nhân. Trường hợp nặng hơn còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Hiện nay, có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, dưới đây là một vài ví dụ!

Mắc các bệnh lý về nướu

Các bệnh lý về nướu như viêm lợi, viêm nha chu… có thể dẫn đến tụt lợi, mòn cổ chân răng. Điều này khiến chân răng bị ê buốt, đồng thời khiến răng bị lung lay nếu bệnh không sớm được điều trị dứt điểm. Ngoài ra các bệnh lý về nướu còn khiến nướu bị sưng đau khó chịu. Bệnh có thể phát triển nặng gây nhiễm trùng, phá hủy mô xương dẫn đến mất răng.

Tiêu xương răng

Tiêu xương răng là tình trạng mất răng nhưng không sớm có biện pháp trồng răng phục hình, khiến xương hàm bị tiêu biến gây ảnh hưởng đến cấu trúc của hàm răng. Phần xương hàm bị yếu, khiến những chân răng bên cạnh không bám chắc chắn được vào xương hàm, dễ khiến răng bị lung lay; đồng thời làm tăng tỉ lệ ê buốt do chân răng lộ ra ngoài.

Sâu răng và viêm tủy

Các bệnh liên quan đến tủy răng đa phần có nguồn gốc từ các thương tổn bên trên bề mặt răng. Một trong các yếu tố thường thấy nhất chính là sâu răng. Việc gây đau nhức chỉ là vấn đề nhỏ, nghiêm trọng hơn, chúng có thể dẫn đến các biến chứng rất nguy hiểm khác. Ví dụ như: viêm chóp răng, áp xe chân răng,… Sau một thời gian phát bệnh sẽ khiến răng dần bị lung lay và rơi ra khỏi nướu.

Răng bị chấn thương

Những tác động của ngoại lực như va đập, nhai phải những đồ ăn quá cứng… có thể khiến răng bị sứt mẻ và lung lay, gây ra tình trạng đau buốt răng. Khi đó, vi khuẩn sẽ phát triển mạnh tại các vị trí răng bị sứt mẻ, gây sâu răng hoặc các vấn đề nghiêm trọng hơn.

Răng khôn mọc ngang

Một trong những nguyên nhân thường gặp mà ít khi nhắc đến đó là ” Răng khôn mọc ngang“. Sau một khoảng thời gian thì răng số 7 sẽ bị lung lay, gây khó chịu trong quá trình ăn uống. Giải pháp cho trường hợp này đó là nhổ bỏ chiếc răng ngang ngược đó đi!

rang-khon-moc-ngam

Răng bị lung lay do vấn đề sinh lý

Ở một số trường hợp, răng cũng có thể lung lay do chịu ảnh hưởng của các yếu tố sinh lý. Điển hình như việc thay đổi nội tiết tố hoặc do tuổi tác càng cao thì nguy cơ rụng răng càng nhiều…

Những biện pháp khắc phục tình trạng răng lung lay

Nếu bạn đang gặp tình trạng răng lung lay mà những biện pháp bình thường không thể khắc phục vậy hãy đến ngay với nha khoa gần nhất để được các bác sĩ tư vấn và hỗ trợ!

Trường hợp răng lung lay vì va chạm, va đập

Khi răng lung lay do chấn thương không quá nghiêm trọng và vẫn bảo tồn được răng, các bác sĩ sẽ dùng nẹp để cố định trong khoảng thời gian ngắn để chờ răng tự phục hồi. Tuy nhiên, nếu răng bị lung lay quá mạnh, các bác sĩ sẽ buộc phải tiến hành nhổ răng. Việc này nhằm mục đích hạn chế tối đa các tổn thương cho nướu răng.

Nhổ răng bị sứt mẻ
Nhổ răng bị sứt mẻ

Trường hợp bệnh lý liên quan đến răng miệng

Khi răng bị lung lay do mắc các bệnh lý răng miệng bệnh nhân cần đến nha khoa càng sớm càng tốt để thăm khám. Từ đó, bác sĩ sẽ có thể lên phương án điều trị sớm nhất, giúp răng phục hồi nhanh chóng.

Tình trạng viêm nướu, viêm nha chu làm răng bị lung lay

Ở tình trạng này, bác sĩ sẽ tiến hành lấy cao răng và làm sạch cổ chân răng trước. Sau đó sẽ kê đơn với một số loại thuốc kháng sinh hỗ trợ thêm trong quá trình điều trị. Sau một thời gian, nướu răng sẽ trở lại bình thường. Chúng sẽ dễ dàng ôm sát chân răng, giúp răng được chắc khỏe như ban đầu.

Bệnh viêm tủy dẫn đến răng bị bung ra

Bác sĩ sẽ tiến hành điều trị bằng cách lấy sạch ống tủy ra và trám bít lại. Tiếp theo là điều trị các bệnh viêm nhiễm liên quan nếu có. Bệnh nhân được tiến hành bọc sứ phục hồi chức năng ăn nhai. Nhờ vậy, khắc phục được tình trạng răng bị lung lay một cách triệt để. Bệnh nhân có thể yên tâm là phương pháp này sẽ đảm bảo không gây tổn hại gì cho răng thật.

boc rang su tham my
Bọc răng sứ thẩm mỹ

Phương pháp hạn chết, giảm bớt tình trăng răng xấu đi

Thay đổi những thói quen xấu

Để tránh khiến vấn đề răng bị ê buốt và lung lay nặng hơn, bạn nên từ bỏ một số thói quen xấu như:

  • Hút thuốc: Thói quen hút thuốc khiến răng dễ bị ố vàng và hình thành các mảng bám trên cao răng nhiều hơn, dễ dẫn đến các bệnh lý về viêm nướu.
  • Rượu bia, đồ uống có gas, cà phê: Các chất kích thích này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về răng nướu cao gấp 2 lần, so với những người ít không hoặc ít sử dụng các loại đồ uống này.
  • Hạn chế sử dụng các thức ăn cay nóng, đồ ăn quá cứng hay đồ ăn lạnh:  Những thức ăn hay đồ uống này chỉ khiến cho tình trạng ê buốt răng càng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Đồ ngọt: Các loại đồ ăn và thức uống có đường có thể kích thích sự phát triển của vi khuẩn và mảng bám, nên cũng cần hạn chế tối đa.

Áp dụng các biện pháp nha khoa

Nếu tình trạng nghiêm trọng, áp dụng những biện pháp chăm sóc răng miệng thông thường không mang lại hiệu quả. Bạn cần sớm đến nha khoa để được thăm khám và tìm ra nguyên nhân gây ra vấn đề này chính xác nhất. Từ đó, bác sĩ sẽ giúp bạn có biện pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất.

Tùy vào mức độ nghiêm trọng mà bạn gặp phải, bác sĩ sẽ chỉ định những can thiệp nha khoa nếu cần. Thông thường, bạn sẽ được điều trị bằng các biện pháp trám răng, hút tủy hoặc nhổ bỏ răng nếu cần, để phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, cũng như giúp bảo tồn cho các răng còn lại.

Đối với những răng bị nhổ bỏ, nha sĩ sẽ khuyên bạn nên tiến hành trồng răng phục hình, để đảm bảo việc nhai hoặc nghiền nát thức ăn.

Khám nha khoa định kỳ

Cuối cùng, để có thể phát hiện những vấn đề về răng miệng ngay từ sớm bạn nên thăm khám răng theo định kỳ 1 năm 2 lần. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào chứng tỏ nướu của bạn đang không khỏe mạnh thì bạn nên đến gặp nha sĩ để được thăm khám ngay. Đừng quên lấy cao răng 6 tháng/lần để ngăn ngừa viêm lợi cũng như các bệnh về nướu khác.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0949148686