Sai lệch khớp cắn là một trong những vấn đề về sức khỏe răng miệng phổ biến hiện nay, không chỉ ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai của răng mà sai lệch khớp cắn còn làm mất đi tính thẩm mỹ trên khuân mặt. Vậy Nguyên nhân dẫn đến tình trạng sai lệch khớp cắn là do đâu? Hãy cùng Asoka tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé!
1. Sai lệch khớp cắn là gì? Nguyên nhân do đâu
Nội dung chính
Lệch khớp cắn là tình trạng khớp cắn của hai hàm răng trên và dưới không khớp với nhau, không khít lại với nhau, gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của khuôn mặt, khó khăn trong ăn nhai, phát âm.
Nguyên nhân của những tình trạng này bao gồm khá nhiều lý do khác nhau, cụ thể
- Yếu tố bẩm sinh (Chiếm hơn 70%)
- Thói quen xấu như: Đẩy, đá lưỡi; Ngậm ti giả; mút tay,…
- Mất răng sữa sớm khiến những chiếc răng bên cạnh mọc chen lấn sang
Ngoài những nguyên nhân chủ quan thì các bạn cũng nên chú ý tới các nguyên nhân khách quan để phòng tránh tình trạng sai lệch khớp cắn nhé.
Ví dụ như bố mẹ cần tập cho trẻ thói quen chăm sóc răng miệng từ nhỏ và quan tâm hoặc can thiệp sớm khi thấy con có những biểu hiện sai lệch răng, cùng khớp cắn… Nếu không sẽ gây nên những những tác hại cả về tâm lý lẫn thẩm mỹ cho trẻ.
2. Sai lệch khớp cắn gồm những loại nào?
Tuy rằng trên thế giới có nhiều quan điểm khác nhau về cách phân loại các dạng sai lệch khớp, tuy nhiên hiện nay có tới hơn 60% bác sĩ, nha sĩ đều đang đồng tình và sử dụng quan điểm phân loại của Edward Angle đưa ra vào năm 1899.
Sai khớp cắn loại 1
Một cách dễ hiểu nhất thì Sai khớp cắn loại 1 là tình trạng răng mọc lệch lạc, răng khểnh, răng thưa, quá chen chúc hoặc mọc sai chỗ. Còn theo mô tả của Angle thì đó là tình trạng mà không có gì bất thường về sự đối xứng hay khoảng cách giữa răng hàm số 6 phía trên và răng hàm số 6 phía dưới, mà chỉ có sự lệch lạc như đã mô tả phía trên ở các răng số 1, 2, 3, 4 phía trước.
Sai khớp cắn loại 2
Hiểu đơn giản thì sai khớp cắn loại 2 chính là tình trạng răng hô, vẩu hàm trên mà chúng ta vẫn thường thấy. Theo quy tắc của Angle thì một nửa mặt nhai của răng số 6 hàm trên sẽ nằm trên 1 nửa mặt nhai của răng số 6 hàm dưới và 1 nửa mặt nhai của răng số 5 (Xem ảnh để rõ hơn).
Ngoài ra cũng theo mô tả của ông thì trong dạng sai khớp cắn loại 2 này sẽ được phân chia tiếp ra thành hai nhánh nhỏ hơn bao gồm:
- Nhánh 1: Hai chiếc răng cửa bị chìa ra ngoài
- Nhánh 2: Hai chiếc răng cửa số 1 vẫn bình thường và hai chiếc răng cửa số 2 nghiêng về sau, che gần hết răng phía dướ
Sai khớp cắn loại 3
Nôm na thì sai khớp cắn loại 3 chính là tình trạng răng móm hay răng hô vẩu hàm dưới khớp cắn ngược mà bạn vẫn thường thấy. Còn theo lý thuyết của Angle thì đó là tình trạng mặt nhai của răng số 6 hàm trên sẽ bị xê dịch vào phía trong tạo thành thế 1 nửa nằm trên mặt nhai của răng số 6 hàm dưới và 1 nửa trên mặt nhai của răng số 7 hàm dưới.
(Ngoài ra, dạng sai lệch khớp cắn hở sẽ tùy vào tình trạng đơn giản hay phức tạp mà người ta sẽ phân chúng vào loại 1 hoặc loại 2, thậm chí đôi khi sẽ được liệt vào dạng sai khớp hạng 3.)
3. Những tác hại của tình trạng sai lệch khớp cắn
Điều hiển nhiên là chỉ cần răng hay hàm đang ở trong tình trạng không chuẩn, không bình thường thì chắc chắn sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng cũng như các tác hại cho người bệnh.
Cùng với việc sai lệch khớp cắn nó sẽ mang tới cho người bệnh những tác hại sau:
Ảnh hưởng tới thẩm mỹ
Một người có khớp cắn chuẩn thì cũng chưa chắc đã trở nên đẹp hay dễ nhìn với người khác rồi thì những người đang mắc một trong các dạng sai lệch khớp chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều tới tính thẩm mỹ, từ đó tạo ra tâm lý e ngại, dè chừng, tự ti mỗi khi đối diện với người khác.
Khó khăn khi ăn nhai
Một hàm răng lệch lạc sẽ gây rất nhiều khó khăn cho người bệnh mỗi khi ăn nhai, người bệnh sẽ dễ gặp các chấn thương như vỡ, gãy những chiếc răng cửa hơn so với người bình thường và khả năng răng bị mài mòn cũng cao hơn.
Gặp vấn đề khi phát âm
Trong một vài dạng sai khớp cắn như khớp hở thì lưỡi thường sẽ ở vị trí thấp mà hàm trên lại đang cao hơn so với bình thường, vì vậy người bệnh sẽ bị khó khăn trong một số vần cần dùng tới lưỡi tiếp xúc với hàm trên.
Dễ gặp các bệnh lý răng miệng khác.
Lệch khớp cắn cũng khiến người bệnh gặp khó khăn trong quá trình vệ sinh răng miệng, nếu gặp người nào còn lười trong vấn đề này nữa thì khả năng bị sâu răng, viêm nha chu,… là rất cao.
4. Điều trị sai lệch khớp cắn như thế nào? Nên niềng hay phẫu thuật
Điều trị tình trạng sai lệch khớp cắn sẽ phụ thuộc vào độ khó cũng như tình trạng thực tế mà bệnh nhân đang gặp phải. Vì vậy tốt nhất bạn nên tới các chi nhánh của Nha Khoa Asoka để được bác sĩ trực tiếp tư vấn.
Tuy nhiên nha khoa Asoka cũng sẽ khái quát cho khách hàng một số giải pháp mà trung tâm thường thực hiện để giải quyết tình trạng sai khớp cắn.
Đối với dạng sai khớp cắn hạng 1
Do đây là mức độ nhẹ nhất, chưa có sự sai lệch quá nhiều hoặc thậm chí chỉ là do răng mọc không đúng vị trí nên việc điều trị tương đối đơn giản. Tùy vào tình hình mà nha sĩ sẽ khuyến cáo khách hàng thực hiện một số các biện pháp sau
- Nhổ răng
- Bọc răng sứ
- Niềng răng thẩm mỹ
Đối với dạng lệch khớp cắn hạng 2 và 3
Đây là các cấp độ tương đối khó nên thông thường trong các trường hợp này bác sĩ sẽ tư vấn và khuyến cáo bệnh nhân thực hiện các thủ thuật sau
- Niềng răng
- Phẫu thuật hàm
Riêng đối với tình trạng khớp cắn hở, đây là cấp độ khó nhất trong các dạng sai lệch. Thông thường tỷ lệ phải sử dụng tới phương pháp phẫu thuật hàm là rất cao.
Vì vậy đối với trẻ nhỏ, nếu phát hiện ra sớm các dấu hiệu sai lệch khớp cắn thì bạn cần cho bé tới phòng nha để thực hiện niềng răng sớm, tránh trường hợp qua năm tháng hàm phát triển lệch nhiều hơn.