Sáng sớm ngủ dậy bị đắng miệng là bệnh gì? Có sao hay không

Bạn có thường xuyên thức dậy với vị đắng khó chịu trong miệng?  Đừng lo lắng, đây là một hiện tượng khá phổ biến và có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Bài viết này của Nha Khoa Asoka sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này, từ đó có biện pháp khắc phục hiệu quả.

Đắng miệng khi ngủ dậy là bệnh gì?

Đắng miệng là hiện tượng thay đổi vị giác, cảm nhận có vị đắng trong khoang miệng. Thông thường thì đây là phản ứng bình thường khi ăn đồ ăn có vị chua cay hay vị đắng. Tuy nhiên nếu loại trừ nguyên nhân do thực phẩm và tình trạng đắng miệng khi ngủ dậy kéo dài thì có thể là dấu hiệu của bệnh lý

Miệng đắng khi ngủ dậy có thể đi kèm theo các tình trạng như:

  • Cảm giác đắng ở cổ họng.
  • Chán ăn.
  • Miệng có mùi hôi, bị nhạt miệng.
  • Cơ thể mệt mỏi.
  • Thậm chí nhiều trường hợp không thể nếm được các mùi vị khác, kể cả đánh răng rồi vẫn cảm thấy miệng hơi đắng.

Nguyên nhân bị đắng miệng khi ngủ dậy

Chăm sóc răng miệng kém

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất. Vi khuẩn tích tụ trong khoang miệng qua đêm sẽ phân hủy thức ăn thừa, tạo ra các hợp chất lưu huỳnh gây mùi hôi và vị đắng từ đó gia tăng nguy cơ sâu răng, nhiễm trùng, các bệnh về nướu…

Bị khô miệng

Nước bọt không chỉ giúp làm sạch khoang miệng, cuốn trôi vi khuẩn và thức ăn thừa mà còn có tác dụng trung hòa axit, duy trì độ pH cân bằng trong miệng. Khi ngủ, lượng nước bọt tiết ra giảm,

de ve sinh cham soc rang mieng
Dễ vệ sinh chăm sóc răng miệng

Do đang mang thai

Các chị em mang bầu đôi khi cũng sẽ cảm thấy bị đắng miệng. Đây là do nội tiết tố trong cơ thể thay đổi, ảnh hưởng đến vị giác. Thai phụ cảm thấy miệng có vị đắng, vị kim loại hay mùi tanh. Tuy nhiên tình trạng đắng miệng khi mang thai này đa số sẽ biến mất sau khi sinh.

Hội chứng miệng bỏng rát

Một số người mắc hội chứng miệng bỏng rát cảm giác tương tự như ăn ớt cay và kèm theo đó là hôi miệng hay miệng có vị đắng. Tình trạng này xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn hoặc có thể trở thành bệnh mạn tính.

Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là do cơ vòng ở đầu dạ dày bị yếu theo thời gian hay do chế độ sinh hoạt kém khoa học. Khi này acid dạ dày có thể trào lên thực quản. Bạn sẽ cảm thấy như có lửa ở vùng ngực, bụng đồng thời miệng xuất hiện vị chua đắng.

Suy giảm chức năng gan

Theo Đông y, khi gan và mật bị rối loạn có thể gây tình trạng đắng miệng kèm theo đau tức hông sườn và tiêu hóa kém. Trường hợp gan nhiễm mỡ, viêm gan cấp và mãn tính, suy giảm chức năng gan do làm việc quá tải cũng gây ra đắng miệng.

Rối loạn tiêu hóa

Những người bị rối loạn tiêu hóa kéo dài cũng có thể bị vị đắng nhẹ trong miệng. Một số người bị hôi miệng và có cảm giác như có vị kim loại trong miệng.

Đang dùng một số loại thuốc

Một số thuốc cũng có vị đắng hơn so với các thuốc khác. Và vị đắng hóa chất này sẽ tiết vào nước bọt gây ra đắng miệng. Có thể kể đến như Tetracyclin, các vitamin chứa kẽm, sắt, một số loại thuốc tim mạch như Digoxin…

Bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường khiến cơ thể của bạn thường xuyên thiếu nước. Khô miệng là biểu hiện của bệnh tiểu đường, đặc biệt là khô miệng vào nửa đêm khiến cho miệng hôi và đắng.

Bệnh tiểu đường cần được kiểm soát sớm để tránh xay ra các biến chứng nghiêm trọng. Do đó nếu có dấu hiệu khát nước thường xuyên, khô miệng về đêm, tiểu nhiều, sụt cân,…, bạn cần nghi ngờ đến bệnh tiểu đường.

Thiếu vitamin

Vitamin là dưỡng chất giúp cho cơ thể hoạt động bình thường, điều hòa các hoạt động của các cơ quan, trong đó có chức năng cảm nhận mùi vị. Nếu cơ thể bị thiếu hụt vitamin, miệng sẽ có cảm giác có vị đắng.

Hút thuốc lá

Các thành phần có trong khói thuốc có thể gây ảnh hưởng tới khả năng cảm nhận mùi vị, dẫn đến vị đắng trong miệng. Thuốc lá có thể kéo theo tình trạng bệnh lý nguy hiểm như ung thư phổi, viêm phổi, và khiến cho hàm răng trở nên kém thẩm mỹ do mảng bám cao răng, hơi thở có mùi hôi,…

Cách điều trị đắng miệng khi ngủ dậy

Để điều trị đắng miệng hiệu quả,  bạn cần xác định rõ nguyên nhân và điều trị tận gốc.  Dưới đây là một số biện pháp bạn có thể áp dụng:

Vệ sinh răng miệng đúng cách:

Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, sáng sau khi ngủ dậy và tối trước khi đi ngủ, mỗi lần 2-3 phút. Sử dụng bàn chải lông mềm, kem đánh răng chứa fluor và chải kỹ tất cả các bề mặt của răng.

  • Sử dụng chỉ nha khoa hàng ngày để làm sạch kẽ răng, nơi bàn chải không thể chạm tới.
  • Súc miệng bằng nước súc miệng kháng khuẩn sau khi đánh răng và dùng chỉ nha khoa.
  • Chải lưỡi nhẹ nhàng để loại bỏ vi khuẩn và mảng bám trên lưỡi.
  • Khám răng định kỳ 6 tháng/lần để kiểm tra sức khỏe răng miệng và phát hiện sớm các bệnh lý.
Ve sinh rang mieng
Vệ sinh răng miệng

Duy trì độ ẩm cho khoang miệng:

  • Uống đủ nước, ít nhất 2 lít mỗi ngày.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm không khí, đặc biệt là trong phòng ngủ.
  • Nhai kẹo cao su không đường hoặc ngậm kẹo cứng không đường để kích thích tiết nước bọt.
  • Hạn chế các yếu tố gây khô miệng như thở bằng miệng khi ngủ, uống rượu bia, cà phê, thuốc lá…

Điều chỉnh chế độ ăn uống:

Điều chỉnh chế độ ăn uống: Hạn chế đồ ăn cay nóng, dầu mỡ, rượu bia, cà phê, đặc biệt là trước khi đi ngủ. Ăn chậm, nhai kỹ, tránh ăn quá no để giảm áp lực cho dạ dày.

Ăn uống khoa học: Bổ sung nhiều rau củ quả, trái cây tươi vào chế độ ăn hàng ngày. Hạn chế đồ ngọt, nước ngọt có ga.

Ngủ đúng tư thế: Nâng cao đầu giường khoảng 15-20cm khi ngủ để ngăn chặn axit dạ dày trào ngược lên thực quản.

Tránh nằm ngay sau khi ăn: Nên đợi ít nhất 2-3 tiếng sau khi ăn mới nằm xuống.

rang-bi-chay-mau

Bỏ thuốc lá

Thuốc lá có hại cho sức khỏe răng miệng nói riêng và sức khỏe toàn thân nói chung. Bỏ thuốc lá không chỉ giúp cải thiện tình trạng đắng miệng mà còn giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm.

Điều trị bệnh lý:

Nếu bạn nghi ngờ đắng miệng là triệu chứng của bệnh lý răng miệng, trào ngược dạ dày thực quản hoặc các bệnh lý toàn thân khác, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Một số biện pháp hỗ trợ:

  • Súc miệng bằng nước muối ấm: Pha 1 thìa cà phê muối với 1 cốc nước ấm, súc miệng trong 30 giây rồi nhổ đi. Thực hiện 2-3 lần/ngày.
  • Súc miệng bằng baking soda: Hòa tan 1 thìa cà phê baking soda vào 1 cốc nước ấm, súc miệng trong 30 giây rồi nhổ đi.
  • Uống nước chanh ấm: Pha 1 thìa cà phê nước cốt chanh vào 1 cốc nước ấm, uống vào buổi sáng khi bụng đói.
  • Ăn trái cây có vị chua: Cam, quýt, bưởi… giúp kích thích tiết nước bọt và làm sạch khoang miệng.

Trên đây là toàn bộ thông tin để giải đáp cho câu hỏi: “Đắng miệng khi ngủ dậy là bệnh gì?”. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn sẽ biết cách chăm sóc tốt cho sức khỏe bạn thân để tránh được tình trạng này.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0949148686