Tổng hợp biến chứng khi nhổ răng khôn cần đặc biệt lưu ý

Biến chứng của nhổ răng cần hết sức lưu ý

Nhổ răng khôn là 1 phẫu thuật trong miệng vì vậy có thể có những biến chứng về phẫu thuật đặc thù cũng như những biến chứng riêng biệt khác

Dị ứng, ngộ độc, shock thuốc gây tê

Đây là biến chứng ít gặp, tuy nhiên khi gặp nếu không được phát hiện xử lý kịp thời có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề như bại não, chết. Nhiều trường hợp phản ứng shock phản vệ diễn ra rất nhanh chóng, nặng nề và không thể cấp cứu được.

Biến chứng chảy máu

Chảy máu trong khi nhổ răng: Do chiếc răng có khối u máu ở dưới, nhổ răng khi còn viêm đau (nhổ răng nóng), chảy máu nhiều và khó cầm hơn.

Chảy máu sau phẫu thuật: Thường gặp ở người có bệnh lý máu khó đông, khiến cho việc cầm máu khó khăn, các bạn thường sẽ phải ép gạc lâu hơn bình thường. 

Việc cấp cứu trong trường hợp này thường không khó và nằm trong sự tiên lượng của thầy thuốc.

Nhiễm trùng 

Nguyên nhân thường do quá trình nhổ răng không đảm bảo vô trùng, sau khi nhổ răng bệnh nhân sờ tay hoặc để nhiễm bẩn vết thương, vì dụ như thức ăn rơi vào huyệt ổ răng… hoặc do người bệnh có vấn đề về suy giảm kháng thể và dẫn tới nhiễm khuẩn. 

Tổn thương dây thần kinh

Tổn thương thần kinh ở đây là các dây thần kinh ống răng dưới, dây lưỡi, khiến bạn có thể bị tê, nóng rát hoặc mất cảm giác môi – lưỡi, vùng nhỏ của xương hàm dưới tạm thời hay vĩnh viễn. Nó cũng không hề ảnh hưởng đến chuyển động lưỡi, phát âm, không gây biến dạng hay phù nề mặt.

 XEM THÊM: NHỔ RĂNG KHÔN NHẸ NHÀNG – CHÍNH XÁC – KHÔNG ĐAU 

Thủng xoang hàm

Có thể xảy ra khi nhổ các răng khôn hàm trên, xoang hàm trên đôi khi nằm gần các chân răng hàm trên hoặc động tác nhổ thô bạo đẩy chân răng vào xoang.

Nhổ sót chân răng

Nhổ sót chân răng chỉ được chẩn đoán dựa trên X-quang hoặc khi có các biến chứng viêm nhiễm xảy ra.

Không há được miệng

Há miệng hạn chế sau nhổ răng (thuật ngữ chuyên môn là trismus), biên độ há miệng tối đa của 1 người là khoảng 35mm, nếu biên độ há miệng dưới con số này thì là há miệng hạn chế. Há miệng hạn chế gây khó khăn về ăn uống, phát âm, vệ sinh răng miệng, nuốt…

Viêm xương

Sau khi nhổ răng, huyệt ổ răng không thể lành, phần xương hàm lộ ra ngoài. Biến chứng này rất hiếm gặp, có thể xuất hiện trong những trường hợp bệnh nhân được đặt asen điều trị tủy trước khi nhổ răng, hoặc bệnh nhân có ung thư xương hàm, đang xạ trị.

Tổn thương răng bên cạnh hoặc gãy vỡ xương hàm 

Trường hợp răng mọc lệch, đâm sang răng bên cạnh, bác sỹ cần cắt giải phóng điểm kẹt, nếu không sẽ gây tổn thương tới răng bên cạnh hoặc thậm chí nhổ cả răng bên cạnh lên.

Một số biến chứng khác có thể gặp phải

– Đau, có thể 1 hoặc vài ngày đầu sau nhổ. 

– Các dị ứng với thuốc kháng sinh, kháng viêm: Nếu gặp tình trạng ngứa, mẩn đỏ, tức ngực khó thở bạn hãy thông báo với bác sĩ để chuyển loại thuốc.

– Sưng đau 3-4 ngày sau nhổ, có thể hạn chế bằng cách chườm đá, bạn nên quấn đá bằng 1 chiếc khăn, và chườm nhẹ lên vùng nhổ. Không nên chườm đá trực tiếp và đặt cố định quá lâu tại 1 điểm trên da mặt.

– Bầm tím: Bạn có thể bị bầm tím hoặc đổi màu da tại vị trí da mặt tương ứng với vị trí nhổ răng. Vết bầm thường xuất hiện ở ngày thứ 2 hoặc thứ 3. Để dự phòng bạn có thể chườm nóng sau 1 ngày rưỡi nhổ răng (36 giờ) để tăng vận mạch.

– Khô, nẻ môi – khó nuốt: Có thể trong quá trình nhổ răng bạn phải há quá to, làm căng vùng khỏe mép, bạn có thể được nha sĩ bôi vatheline hoặc thoa 1 số loại kem dưỡng ẩm để tránh biến chứng này. 

– Trật khớp nhai, cắn môi dưới do tê bì sau khi về nhà…

Khi nghe về biến chứng nhổ răng, có thể làm các bạn chùn bước trước khi quyết định tới nha sĩ. Tuy nhiên, việc nhổ răng khôn đúng chỉ định có nhiều lợi ích to lớn không chỉ với bộ răng mà còn cho sức khỏe toàn thân. Với sự hiểu biết sâu rộng về kỹ thuật, tiến bộ về vật liệu và công cụ hỗ trợ, nha khoa Asoka cam kết giúp việc nhổ răng khôn của bạn diễn ra một cách nhẹ nhàng – chính xác – không đau.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0949148686