Răng sứ là gì? Có bao nhiêu loại? Giá bao nhiêu? Ưu, nhược điểm

Các khái niệm thường gặp về răng sứ

1. Răng sứ là gì?

Răng sứ là cách phục hồi răng được làm bằng chất liệu sứ nhằm tái tạo lại tính thẩm mỹ cũng như chức năng của răng. Sứ là một loại vật liệu có khả năng sao chép được hầu hết đặc tính vẻ ngoài của răng thật.

Loại răng này có khả năng sao chép chi tiết và màu sắc giống như răng thật tự nhiên

Chúng bao gồm 2 loại tương ứng với phân loại phục hình răng:

  • Răng cố định: gắn cố định bằng xi-măng lên răng thật hoặc trên implant
  • Răng tháo lắp: răng sứ trên hàm giả có thể tháo ra lắp vào (hoặc hàm giả trên implant)

2. Bọc chụp răng sứ là gì?

Bọc chụp răng sứ là một điều trị phục hình răng bằng răng sứ cố định nhằm tái tạo lại vẻ thẩm mỹ và chức năng của các răng bị mẻ vỡ, sâu răng, mòn răng, hoặc mất răng,…

Bọc răng sứ trên răng thật thì yêu cầu răng phải được sửa soạn (mài) thành hình dạng nhỏ hơn nhằm tạo không gian cho răng sứ, được gọi là cùi răng. Cùi răng phải được tạo sao vừa đủ độ dày và độ lưu giữ (độ cao, độ song song,..) để đảm bảo sự gắn dính lâu dài của răng sứ.

Răng sứ sẽ được tạo riêng cá nhân cho mỗi người bên trong phòng lab nha khoa, dựa trên mẫu cùi răng đã được sao chép khi bác sĩ lấy dấu răng.

Chụp răng sứ thực tế bao gồm hai loại hình phục hồi chính trong chuyên môn nha khoa gọi là: Mão răng sứ và Cầu răng sứ

Boc rang su co tot khong
Bọc răng sứ có tốt không

Mão răng (dental crown)

Hiểu đơn giản một cái mũ được phủ chụp lên bên ngoài răng thật của bạn. Mão răng giúp răng thêm độ cứng chắc, và cải thiện được thẩm mỹ cho răng. Mão răng giúp phục hồi lại hình dáng thẩm mỹ, kích thước và chức năng của răng.

Mão (Crown) là cách gọi hình dung vì mão răng trông khá giống một Vương Miện

boc-rang-su

Cầu răng (dental bridge)

Còn có tên gọi khác trồng răng bắc cầu – trồng răng sứ,…là cách trồng răng mất theo kiểu cố định trên răng thật. Cầu răng cấu trúc đơn giản nhất gồm 2 mão răng gắn lên 2 trụ là răng thật đã được mài sửa soạn hình dạng cùi răng, và 1 phần thân răng giả nằm chính giữa để phục hồi hình dạng răng đã mất. Cầu răng có thể dài hơn với nhiều trụ hơn được đúc thành 1 khối liên tục nhằm phục hồi nhiều răng mất.

rang toan su

Cầu (Bridge) là cách gọi hình dung vì cầu răng có cấu trúc giống như 1 cây cầu bắt qua sông

Trường hợp nào nên bọc răng sứ – chụp răng sứ?

Bọc răng sứ – làm răng sứ được tên gọi chung cho cả hai điều trị mão răng sứ và cầu răng sứ, mặc dù chỉ định cho mỗi loại phục hình này là khác nhau. Bạn cần khám tư vấn với bác sĩ rõ ràng trước khi lựa chọn phương pháp.

Lý do bạn cần làm bọc răng sứ:

  • Răng bị sâu răng phá hủy: điều trị trám răng thông thường không đảm bảo độ bền vững lâu dài cho miếng trám, mão răng là lựa chọn bảo vệ thân răng và tuỷ răng.
  • Răng sâu vỡ lớn hoặc chỉ còn chân răng cần được phục hồi răng sứ
  • Răng bạn gãy vỡ: thân răng do ăn nhai mạnh, chấn thương do tai nạn.
    Răng bạn đã được điều trị tủy (răng chết tủy): mô răng còn lại yếu hơn bình thường, làm mão răng giúp bảo vệ mô răng còn lại vững ổn lâu dài hơn. Răng chết tuỷ không được bọc mão răng có tỷ lệ lớn bị nứt vỡ và mất răng sau này.
  • Răng chết tuỷ hoặc răng đã điều trị tuỷ sẽ đổi màu đen cần được bọc răng sứ bảo vệ
  • Miếng trám răng lớn: khi răng có miếng trám quá lớn, cấu trúc răng còn lại yếu, có thể có sâu răng tái phát/ mẻ vỡ miếng trám thì mão răng được lựa chọn để bảo vệ các mô răng còn lại thay vì trám mới để sửa chữa lại.
  • Các miếng trám almagam (trám bạc) bị sâu tái phát cần được phục hồi răng sứ
  • Răng bị nứt: khi bạn dùng lực lớn hoặc tai nạn dẫn đến có vết nứt trên răng, gây đau và ê buốt. Ăn nhai tiếp tục có thể khiến đường nứt lan rộng và dẫn đến vỡ răng. Một mão răng chụp lên trên sẽ giúp bảo vệ mô răng và giảm áp lực lên vùng nứt, có thể cần thời gian mạng mão răng tạm để theo dõi mức độ có cần phải điều trị tủy răng hay không.
  • Mẻ vỡ múi răng: Các múi răng (phần nhô lên trên mặt nhai) là nơi chịu nhiều lực nhai nhất, thường mẻ vỡ do tai nạn, ăn cứng,…đặc biệt răng đã có miếng trám lớn. Khi bị mẻ múi thì khó có thể phục hồi trám được, thì mão răng sẽ được chỉ định.
  • Mòn răng: Nếu 1 người có thói quen nghiến răng hoặc siết chặt răng, thì răng họ sẽ bị ngắn đi dần. Răng cũng có thể bị mòn hoá học do các vấn đề về acid dạ dày (trào ngược), thói quen ăn uống chứa nhiều acid,…Khi men răng mòn hết và để lộ phần ngà răng mềm thì răng trở nên rất ê buốt, đôi khi làm viêm tủy, chết tủy răng. Theo thời gian những người này mòn nhiều răng và khớp cắn bị sụp xuống, tầng mặt dưới trở nên ngắn và khuôn mặt trông già hơn. Các phục hồi mão răng sứ thường được chỉ định cho các trường hợp này, đặc biệt để nâng cao khớp cắn và tái lập toàn hàm.
  • Mòn răng nặng do nghiến răng, gây mất khớp cắn cần phục hồi toàn hàm với răng sứ
  • Răng bạn có màu sắc hay hình dạng bất thường: điều này gây mất thẩm mĩ, mão răng giúp điều chỉnh đem lại thẩm mỹ cho nụ cười tự tin của bạn.
sau rang
Sâu răng

Lý do bạn cần thực hiện cầu răng sứ

  • Mất răng và cần trồng răng cố định, có đủ điều kiện các răng thật kế cận chỗ mất răng
  • Không thể thực hiện trồng răng implant (không đủ điều kiện/ không đủ chi phí)
  • Không muốn hoặc không thể phục hồi răng tháo lắp
  • Phục hồi răng tái lập khớp cắn toàn hàm ở các bệnh nhân: mòn răng, mất nhiều răng xen kẽ,…
  • Kết hợp trồng răng cầu răng và thẩm mỹ răng sứ.

Bọc răng sứ có tốt không?

Ưu điểm của bọc răng sứ / cầu mão răng sứ:

  • Mão răng sứ bảo vệ răng khỏi sâu răng
  • Bảo vệ răng bị mòn khỏi sự mài mòn/ ăn mòn thêm
  • Bảo vệ chết tủy khỏi bể vỡ sau điều trị tủy
  • Giữ các phần răng bị nứt lại với nhau
  • Thay đổi hình dạng thẩm mỹ răng tuỳ ý và có thể cải thiện thẩm mỹ nụ cười
  • Mão răng là lựa chọn phục hình khá bền vững, trung bình từ 5-15 năm, giúp bệnh nhân hài lòng và ít phải sửa chữa hơn các phục hồi khác.
  • Răng sứ được các nghệ nhân lab điêu khắc mô phỏng giống hệt răng ban đầu với các trũng rãnh tự nhiên
  • Mão răng được thực hiện đúng có tỷ lệ thành công cao hơn các phục hồi khác trong rất nhiều chỉ định, điều này đã được nhiều nghiên cứu chứng minh
  • Cầu răng sứ giúp phục hồi cố định các răng mất, phục hồi được cả chức năng và thẩm mỹ tốt
boc rang su giu duoc bao lau
Bọc răng sứ giữ được bao lâu

Nhược điểm của bọc răng sứ / cầu mão răng sứ:

  • Cần phải mài răng trở thành hình dạng phù hợp cho mão răng, điều này thường mất thêm khá nhiều mô răng và không phục hồi lại được.
  • Một số bệnh nhân sẽ thấy cảm giác không thoải mái ngắn hạn ngay sau khi làm, đặc biệt là nhạy cảm với nóng là lạnh.
  • Cảm giác lạ khi cắn hoặc nhai sau khi gắn, có thể là bình thường và sẽ hết trong thời gian ngắn. Nếu kéo dài và không cắn lại được (cộm) thì cần tái khám điều chỉnh.
  • Có thể mẻ răng Với các vết mẻ nhỏ thông thường thì có thể sửa chữa tại chỗ mà không cần tháo bỏ mão răng sứ cũ. Đối với các nứt vỡ lớn ảnh hưởng nhiều đến chức năng, độ bền, thẩm mỹ,… thì bác sĩ thường phải tháo bỏ các răng sứ này ra và thực hiện lại như ban đầu.
  • Rất hiếm gặp là khả năng bạn bị dị ứng với vật liệu làm mão răng, đặc biệt là kim loại. Khi đó chắc chắn bạn nên được thay đổi mão răng thành loại vật liệu khác.
  • Mão răng tốn kém hơn các phục hồi trực tiếp như trám răng, và càng đắt tiền hơn với các loại vật liệu khác nhau.
  • Viêm nướu: nếu bạn thấy phần nướu xung quanh mão răng sứ bị viêm đỏ hoặc sưng, chảy máu nướu thì có thể là bạn bị viêm nướu. Tình trạng này có thể tạm thời và điều trị dễ dàng bằng điều trị cạo vôi răng, nhưng cũng có thể kéo dài do nguyên nhân chính là mão răng sứ.

lam-cau-rang-su

Xem thêm: 7+ Tiêu chuẩn và dáng răng sứ đẹp được yêu thích nhất hiện nay

Có bao nhiêu loại răng sứ hiện nay ?

Mão răng có thể được tạo ra từ nhiều loại vật liệu như:

  • Kim loại: vàng, titanium, Crom-Coban, Cr-Ni,…
  • Sứ: Sứ thiêu kết (sứ đắp), sứ thuỷ tinh
  • Zirconia: oxit của nguyên tố kim loại Zirconium (Zirconium dioxide – ZrO2) Các vật liệu này có thể kết hợp với nhau tuỳ theo mục đích và chỉ định đối với cầu mão răng sứ cho phù hợp.

Nhìn chung những loại răng sứ sử dụng rộng rãi ngày nay có thể phân thành 4 loại chính có chỉ định và ưu nhược điểm khác biệt nhau. Không có loại vật liệu nào đáp ứng được tất cả các yêu cầu lý tưởng của 1 phục hồi cố định, nhưng chính bác sĩ là người am hiểu và tinh tế giúp bệnh nhân chọn lựa phù hợp với nhu cầu đồng thời đảm bảo độ bền vững/ sự sống của răng thật.

4 loại răng sứ thông dụng nhất hiện nay gồm:

Răng sứ-kim loại (PFM – Porcelain Fused-to-Metal)

Là loại răng sứ được sử dụng rộng rãi từ rất lâu, là sự kết hợp của lớp sườn kim loại nằm bên trong, và lớp sứ thiêu kế phủ lên bên ngoài. Răng sứ – kim loại cung cấp cả hai tính chất: độ cứng của kim loại và độ thẩm mỹ của sứ. Các kim loại được sử dụng làm sườn có thể chia thành:

  • Kim loại thông thường: Niken, Crom, Molybden..
  • Kim loại bán quý: Titan, Coban, Copper, Silver…
  • Kim loại quý: Vàng, Palladium, Platinum…
uu diem cua viec boc răng su
Ưu điểm của việc bọc răng sứ

Trong đó có vài loại hợp kim được sử dụng nhiều nhất trong nha khoa với độ quý tăng dần : Niken-Crom, Titanium, Crom-Coban, Vàng-Palladium. Trong đó các hợp kim càng quý hiếm thì độ cứng, độ bền uốn càng tăng, khả năng gây dị ứng và đen viền nướu càng giảm. Các hợp kim vàng cho thấy tương hợp sinh học tuyệt vời và độ bền lên đến 20-30 năm.

Răng sứ kim loại không phải là kém chất lượng, nó tuỳ thuộc loại hợp kim nào được sử dụng

Ưu điểm răng sứ kim loại

  • Mang lại cả độ bền và thẩm mỹ cho răng
  • Độ bền và thời gian sử dụng 10 năm và hơn nữa nếu được thực hiện đúng
  • Chi phí thấp hơn mão zirconia và mão toàn sứ (ngoại trừ mão sứ kim loại quý là đắt nhất trong các loại răng sứ)
  • Lựa chọn tốt cho các mão răng vùng răng sau và cầu răng dài vì khả năng chiu lực và độ bền uốn của kim loại.

Nhược điểm răng sứ kim loại

  • Có thể tạo thành viền đen quanh nướu nếu sử dụng hợp kim có chứa Ni và 1 số loại khác
  • Thẩm mỹ không hoàn toàn 100% như răng thật, có phần thua kém so với mão toàn sứ.
  • Với những ai nghiến răng và hay siết răng, có thể gây mòn nhanh lớp sứ bên trên. Mặc dù nó giúp răng thật đối điện do vậy mà ít bị mòn.

Răng sứ toàn sứ (All Porcelain) & Zirconia đắp sứ (Zirconia Layered)

Răng sứ toàn sứ được gọi là răng sứ không kim loại, là loại răng sứ ngày càng sử dụng rộng rãi vì nhiều lợi ích mang lại. Về mặt lịch sử, khi mão răng toàn sứ đầu tiên chỉ có 1 lớp sứ đắp (porcelain) hoàn toàn thì chỉ định còn khá hạn chế do không sử dụng được ở vùng răng hàm (độ cứng thấp).

Ngày nay với sự ra đời của vật liệu sứ oxit (Ceramic) cứng như zirconia, alumina,…thì lớp sườn bên trong của mão toàn sứ được cắt ra (CAD/CAM) từ các khối vật liệu này. Khi kết hợp sứ đắp thiêu kết phủ bên ngoài, mão toàn sứ vừa đạt được tính thẩm mỹ rất cao mà còn có độ bền tốt.

uu diem cua viec boc răng su
Ưu điểm của việc bọc răng sứ

 

Sườn sứ zirconia (có màu trắng) và răng sứ toàn sứ zirconia hoàn thiện có đắp sứ thẩm mỹ bên ngoài

Ưu điểm răng toàn sứ 

  • Đem đến thẩm mỹ và vẻ tự nhiên rất cao cho răng, hầu như sao chép được hình dạng, màu sắc và nét riêng của răng.
  • Lựa chọn tốt cho các mão răng phía trước
  • Tương hợp sinh học: không có kim loại nên không có dị ứng, không có độc tố khác (toxic-free)

Nhược điểm răng toàn sứ 

  • Độ bền có thể thấp hơn chút so với sứ-kim loại, nhất là cầu răng dài và răng cối lớn,
  • Người nghiến răng, lực nhai mạnh, hay siết chặt răng,… nên lựa chọn loại khác để đảm bảo độ bền
  • Giá thành cao hơn sứ-kim loại thông thường

Răng sứ Zirconia Nguyên Khối (monolithic zirconia)

Về bản chất thì răng sứ Zirconia Nguyên Khối có thể xếp cùng với răng sứ toàn sứ, nhưng về tính chất thì có nhiều sự khác biệt. Zirconia là là một sứ oxit (ceramic) của nguyên tố kim loại Zirconium, có đặc tính cứng hơn sứ (porcelain) thông thường rất nhiều. Zirconia kết hợp được độ cứng chắc của kim loại và độ thẩm mỹ của sứ. Khuyết điểm của zirconia là màu sắc có độ đục và độ trong (xuyên sáng) thấp, nhưng đã được khắc phục phần nào với các thế hệ zirconia mới có độ xuyên sáng cao (zirconia high translucent).

Răng sứ zirconia được thiết kế trên máy tính và cắt bằng máy CAD/CAM từ khối block sứ cứng

Vậy thì có bao nhiêu loại sứ zirconia?

Thực tế chỉ có hai loại zirconia: Zirconia Cứng (solid zirconia) và Zirconia Trong Mờ Cao (high translucent zirconia). Cả hai đều phải sử dụng công nghệ cắt bằng máy tính trên khối sứ thô gọi là CAD/CAM (Computer Aided Designing/ Computer Aided Manufacturing).

  • Zirconia Cứng: rất cứng và độ đục cao, thường có màu trắng. Nó được sử dụng chính để thực hiện sườn cho cầu/ mão dạng zirconia đắp sứ, hoặc zirconia nguyên khối cho các răng hàm phía sau.
  • Zirconia Độ Trong Mờ Cao: thẩm mỹ và độ cứng tương đối. Nó được sử dụng làm mão răng zirconia nguyên khối tất cả các răng, cầu răng ngắn, hoặc kết hợp với sứ đắp nếu yêu cầu thẩm mỹ rất cao.

Tại sao có rất nhiều dòng sứ zirconia hoặc toàn sứ trên thị trường?

Đó là vì chúng chỉ là các tên thương hiệu của dòng zirconia do các công ty lớn khác nhau trên thế giới sản xuất. Chúng có gì khác nhau? Về cơ bản chúng vẫn là zirconia, nhưng do công nghệ và nghiên cứu của các công ty có sự khác biệt nên chất lượng zirconia có sự chênh lệch nhau.

Nhưng sự chênh lệch này không quá nhiều đối với các hãng được FDA cấp phép sử dụng tại Mỹ. Mỗi hãng cũng phân loại sản phẩm thành : zirconia thông thường và zirconia cao cấp hoặc thế hệ mới.

Ngoại trừ các dòng zirconia sao chép nguồn gốc các công ty tại Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan,…có chất lượng không ổn định thì ít được các bác sĩ tốt tin dùng cho bệnh nhân. Mặc dù giá thành của nó rất rẻ, thấp hơn vài lần so với hàng chính hãng, thậm chí có giá thành bằng các răng sứ kim loại.

Ưu điểm răng sứ zirconia

  • Bền vững và hiếm khi mẻ sứ, độ cứng rất cao
  • Thẩm mỹ cao và ngày càng được cải thiện
  • Có thể thực hiện nhanh ngay tại nha khoa có hệ thống 1 lần hẹn trong vài giờ, không cần phải gởi lab.
  • Không có kim loại, đồng nghĩa không gây dị ứng và độc tố có thể có
  • Zirconia hầu như không mòn khi ăn nhai với răng trong miệng

Nhược điểm răng sứ zirconia

  • Răng đối diện có thể bị mòn nhanh hơn, nhất là răng đã bị mòn/ tổn thương
  • Zirconia nguyên khối khó chế tác và chỉnh sửa, vì nó được cắt tiện từ khối sứ, thay vì đắp lên như các răng sứ toàn sứ. Do đó yêu cầu kỹ thuật rất cao của bác sĩ và kỹ thuật viên mới đạt được tiêu chuẩn về khớp cắn lẫn thẩm mỹ.
  • Cầu răng dài Zirconia dễ bị gãy hơn cầu răng sứ kim loại, nguyên nhân chính là độ bền uốn thấp.

Răng sứ Sứ Thuỷ Tinh (Lithium Disilicate)

Một loại vật liệu răng sứ khá mới đang được sử dụng ngày càng phổ biến là Sứ Thuỷ Tinh (Lithium Disilicate) với tên thương mại hay gặp nhất là sứ E.Max. Sứ thuỷ tinh có đặc tính độ trong suốt cao, màu sắc và thẩm mỹ có thể sao chép khớp đến 100% nét tự nhiên của răng thật. Độ cứng trung bình của sứ thuỷ tinh bảo vệ men răng đối diện khỏi sự mòn răng. Khả năng dán dính rất cao của nó vào mô răng là khác biệt chính, và là ưu điểm để thực hiện các phục hồi dán sứ: Veneer, Inlay/Onlay, Table-top,….Vậy khi nó được sử dụng làm mão răng sứ thì sao?

Ưu điểm:

  • Thẩm mỹ tối ưu nhất, đặc biệt các răng vùng răng trước (răng cửa,..)
  • Độ bền tốt nếu được thực hiện và dán dính đúng kỹ thuật
  • Lựa chọn tốt cho mão răng đơn lẻ cả ở vùng răng trước và sau
  • Bảo vệ răng đối diện khỏi sự mòn răng do mão răng

Nhược điểm:

  • Ít được lựa chọn cho các phục hình cầu dài (hơn 3 đơn vị), vì khả năng gãy do độ bền uốn.
  • Nhạy cảm về kỹ thuật, yêu cầu độ chính xác và kỹ thuật dán dính tốt từ bác sĩ.
  • Chi phí cao, có thể cao hơn zirconia và toàn sứ do độ khó của kỹ thuật
  • Khả năng mẻ vỡ ở vùng răng sau, đặc biệt có nghiến răng và lực nhai lớn

Quy trình các bước thực hiện 1 răng sứ

Có hai quy trình khác nhau thực hiện 1 răng sứ hiện nay:

  • Làm răng sứ nhiều lần hẹn (cách truyền thống)
  • Làm răng sứ 1 lần hẹn

Răng sứ nhiều lần hẹn

Với răng sứ truyền thống, bạn cần đến nha khoa ít nhất 2 lần:

  • 1/ Nha sĩ sẽ khám và chụp phim, lên kế hoạch điều trị mão răng sứ và các điều trị cần thiết khác . Có thể bạn cần lấy dấu ban đầu trước để làm răng tạm/ lưu giữ hình dạng khớp cắn cũ.
  • 2/ Bác sĩ gây tê tại chỗ răng cần làm mão sứ, đặt các sợi chỉ tách nướu để bảo vệ tránh làm tổn thương khi mài răng.
  • 3/ Bác sĩ tiến hành mài sửa soạn răng theo hình dạng đủ cho mão răng (tuỳ loại vật liệu). Đôi khi răng cần phải trám phục hồi trong khi sửa soạn để tạo hình dạng cùi răng đủ độ cao/ lưu giữ trong khi sửa soạn cùi răng.
  • 4/ Bác sĩ thực hiện lấy dấu cùi răng và các răng khác, lấy dấu cắn khớp, so màu răng và các thông số khác để chuyển cho Lab Nha Khoa
  • 5/ Bác sĩ thực hiện mão răng tạm lên trên cùi răng nhằm bảo vệ răng trong thời gian chờ mão răng sau cùng. Mão răng tạm thường được làm bằng nhựa hoặc composite, gắn bằng keo gắn tạm có thể tháo ra dễ trong lần hẹn sau.
  • 6/ Lab nha khoa thực hiện mão răng trong vài ngày, và gửi lại cho bác sĩ
  • 7/ Bác sĩ thử mão răng trên cùi răng, kiểm tra độ khít sát, ăn khớp với các răng xung quanh và nhiều yếu tố khác.
  • 8/ Nếu đạt tiêu chuẩn, bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch cùi răng, sửa soạn bề mặt và tiến hành dán bằng keo xi-măng chuyên dụng. Có khá nhiều loại keo và hệ thống dán khác nhau, phù hợp mỗi loại vật liệu mão răng và tình trạng răng.
  • 9/ Bác sĩ kiểm tra lại khớp cắn với răng đối diện khi cắn lại và nghiến thực hiện ăn nhai, điều chỉnh nếu cần và đánh bóng phù hợp.

Răng sứ một lần hẹn

Với răng sứ một lần hẹn, bạn có thể bỏ qua bước làm răng tạm và chỉ đến nha sĩ 1 lần.

  • 1/ Bác sĩ tiến hành lấy dấu cùi răng bằng Máy quét dấu răng (Intraoral Scanner), cách này nhanh và ít khó chịu hơn lấy dấu bằng vật liệu.
  • 2/ Bác sĩ sử dụng dấu kỹ thuật số đã có để thiết kế và thực hiện mão răng ngay tại phòng khám. Bạn có thể đợi 1-3 giờ tại phòng khám tuỳ độ khó và số lượng mão răng.
  • 3/ Khi đã có mão răng, bạn quay lại ghế và gắn răng ngay, cả quá trình có thể chỉ 2-4 giờ.

8. Chi phí làm răng sứ hiện nay là bao nhiêu

Bạn đã biết các lựa chọn khác nhau về vật liệu do cho răng sứ, chắc chắn bạn muốn biết giá thành của răng sứ.

Sự khác nhau của giá thành răng sứ phụ thuộc chính vào:

  • Vật liệu được sử dụng
  • Chất lượng điều trị & bác sĩ thực hiện / mức độ chuyên nghiệp của phòng khám
  • Cách thức thực hiện răng sứ (1 lần hay nhiều lần)

Cần chú ý là răng sứ chỉ là bước sau cùng (cũng có thể là duy nhất) để điều trị cho tình trạng của bạn. Tùy mỗi trường hợp răng mà cần lưu ý răng có thể cần các điều trị khác trước khi được làm răng sứ như:

  • Điều trị tuỷ (nội nha)
  • Đặt chốt tủy và trám tái tạo
  • Cùi giả chốt đúc
  • Đặt nướu về phía chóp răng (cắt nướu, gọt xương ổ răng)

Do đó bạn cần được bác sĩ khám, thực hiện phim x-quang, chụp ảnh và thiết kế nụ cười hỗ trợ,… nhằm đưa ra các kế hoạch điều trị phù hợp trước khi thực hiện mão sứ. Thiếu các điều trị cần thiết thì mão răng sứ chỉ là lớp vỏ “nước sơn” bên ngoài, dễ dẫn đến thất bại của điều trị.

Răng sứ giá bao nhiêu?

Tham khảo chi phí trung bình 1 răng sứ

Chi phí 1 răng sứ tại Mỹ: 600 – 2.000 USD

Chi phí 1 răng sứ tại Việt Nam:

  • Phòng khám nha khoa thông thường: 500.000 – 10.000.000 VND
  • Bệnh viện RHM: 1.500.000 – 20.000.000 VND

Răng sứ là một trong những dịch vụ có mức độ biến động giá thành chênh lệch nhiều trong nha khoa. Điều này 1 phần là do sự khác biệt giá thành giữa các vật liệu, 2 là khác biệt trình độ/ uy tín giữa các phòng khám/ bác sĩ.

Đây là khoảng hở để các phòng khám không phép hoặc chất lượng không đảm bảo luôn cạnh tranh về giá cả, marketing các dòng sứ mới lạ, sử dụng vật liệu nhái/ chất lượng thấp,…Hoặc sử dụng người điều trị không phải là bác sĩ RHM thực hiện bọc răng sứ.

Điều cần lưu ý : dù chất liệu sứ có tốt, nhưng được sử dụng sai cách, thiếu sự kỹ lưỡng thì có nguy cơ gây bệnh lý và mất răng. Chi phí sửa chữa phục hồi sẽ cao hơn rất nhiều chi phí ban đầu khi bọc răng sứ.

Bảng giá răng sứ tại Nha Khoa Asoka

 

LOẠI PHỤC HÌNH SỨ GIÁ NIÊM YẾT – VNĐ THƯƠNG HIỆU
Răng sứ kim loại thường 900.000 VITA (Đức)
Răng sứ kim lOẠI TITAN 2.000.000 VITA (Đức)
Răng sứ kim loại quý 12.000.000 VITA (Đức)
Răng sứ toàn sứ zirconia 3.500.000 DDBio(Đức), Cercon(Mỹ)…
Răng sứ toàn sứ zirconia cao cấp 5.000.000 Lava Plus 3M (Mỹ), Cercon XT (Mỹ)
Răng sứ thuỷ tinh CAD/CAM 6.000.000 E.Max CAD

Cần lưu ý những gì trước và sau khi thực hiện răng sứ?

Những lưu ý trước khi bọc răng sứ

  • Sức khỏe toàn thân: bọc răng sứ là 1 điều trị ít xâm lấn và không chảy máu, nhưng bác sĩ sẽ phải gây tê cho bạn trước khi mài chỉnh. Do đó bạn cần chuẩn bị khai báo trung thực với bác sĩ về bất kỳ sự dị ứng nào trước đây, sức khỏe tim mạch, các bệnh lý toàn thân khác,…
  • Không tẩy trắng bất kỳ trước khi thực hiện răng sứ, nếu có phải thông báo với bác sĩ
  • Mang theo hàm răng giả và các khí cụ khác (nếu có)
  • Nếu đang mang thai bạn phải báo cho bác sĩ, tuỳ tình huống bác sĩ sẽ delay tiến trình làm răng sứ đến thời gian phù hợp
  • Nếu bạn đang không khỏe: sốt, ho, mệt, đói bụng, suy nhược,... thì nên thông báo cho bác sĩ và dời đến ngày khác. Thời gian sửa soạn và lấy dấu răng sứ có thể khá lâu trên ghế nha, bạn nên chuẩn bị cho mình sức khỏe và tinh thần thoải mái.

Những lưu ý sau khi bọc răng sứ

Những triệu chứng phụ sau khi bọc răng sứ có thể gặp gồm:

1/ Sau khi mài sửa soạn răng sứ

  • Ê buốt răng: Sau khi mài sửa soạn răng và gắn mão tạm bạn có thể thấy ê nhẹ 1-2 ngày, nhất là ngay sau khi hết thuốc tê. Điều này là bình thường và bạn nên hạn chế ăn thức ăn quá cay nóng hoặc lạnh. Nếu ê buốt tăng dần hoặc cường độ nhiều thì bạn nên quay lại tái khám sớm với bác sĩ, lỏng sút mão tạm hoặc ảnh hưởng tủy răng là hai nguyên nhân thường gặp.
  • Sưng nướu, đau nướu: Với các mão răng sứ cần điều chỉnh nướu/ xương ổ để thực hiện mão sứ thì nướu có thể sưng đau nhẹ vài ngày, bác sĩ thường kê đơn giảm đau cùng các nước súc miệng tại nhà cho bạn. Trường hợp không can thiệp nướu, đau nướu có thể có nơi nhét chỉ co nướu nhưng sẽ nhẹ và mau chóng hết trong ngày đầu tiên. Còn khi sưng nướu nhiều/ đau nướu tăng lên thì bạn nên tái khám, những can thiệp thô bạo trên nướu trong khi mài chỉnh răng có thể gây viêm nướu/ viêm nha chu từ nhẹ đến nặng.
  • Đau nhức răng: hiếm có nếu răng được sửa soạn đúng cách. Nhưng nếu đau nhức rõ ràng, kéo dài hoặc đau dù không có kích thích (nóng, lạnh,…) thì bạn nên tái khám càng sớm càng tốt. Viêm tuỷ trong khi mài răng là nguyên nhân thường gặp nhất, nếu không hồi phục thì một điều trị tuỷ tiếp theo là bắt buộc. Các lý do trong khi mài  có thể là: tưới nước mát không đủ, sai kỹ thuật, mài quá sâu vào ngà răng (chỉnh sửa vị trí răng lệch lạc), không bảo vệ tủy khi cần,..
  • Lỏng sút mão tạm: mão tạm chỉ được gắn bằng keo gắn tạm, độ dính vừa đủ để lần hẹn sau dễ tháo ra. Do đó nó dễ bong sút, bạn không nên ăn các thức ăn dai dính hoặc cứng, vì nó được làm bằng nhựa resin nên cũng dễ bị gãy vỡ. Bạn có thể hẹn khám sớm để gắn lại mão tạm hoặc cố gắng chờ đến ngày hẹn vì sắp đến.

2/ Sau khi gắn răng sứ

  • Ê buốt răng: ê buốt răng nhẹ là triệu chứng bình thường sau khi gắn răng sứ bằng keo vĩnh viễn. Triệu chứng này sẽ giảm dần và biến mất trong vòng 24h, nếu không thì hãy liên hệ bác sĩ để được tư vấn.
  • Đau nhức răng/ áp xe răng: sau khi gắn răng sứ, các triệu chứng này nếu có thì thường diễn tiến muộn hơn và tăng dần cho đến khi quá nặng và bạn cần gặp lại bác sĩ. Nguyên nhân thường gặp nhất là viêm tuỷ có phản ứng chậm, gây chết tủy và diễn tiến thành viêm quanh chóp răng. Viêm quanh chóp gây các túi mủ mặt ngoài chân răng ở vùng nướu răng, được gọi là áp xe răng.
  • Cộm khớp – cao khớp/ ăn nhai khó khăn: sau khi bọc răng sứ một vấn đề rất hay gặp là sự ăn khớp không đúng của hàm trên và hàm dưới. Nếu chỉ thực hiện 1 mão răng sứ, vấn đề này thường dễ dàng khắc phục với 1 vài điều chỉnh trên ghế nha. Nhưng khi số lượng răng sứ tăng lên, nguyên hàm hoặc cầu răng dài thì các vấn đề khớp cắn càng trở nên phức tạp và khó điều chỉnh. Nguyên nhân chính là bác sĩ thiếu các bước sao chép khớp cắn của bệnh nhân chính xác (lên giá khớp), thiếu kiến thức để kiểm tra và điều chỉnh tái lập lại khớp cắn tốt cho bệnh nhân. Các vấn đề khớp cắn về lâu dài còn gây hậu quả nặng nề hơn cả mất răng: đau khớp, rối loạn khớp thái dương hàm, phá hủy lồi cầu hoặc mô khớp,…
  • Viêm nướu: bọc răng sứ sẽ gây viêm nướu nếu có sự xâm phạm khoảng sinh học hoặc không khít sát tạo chỗ tích tụ mảng bám vi khuẩn. Triệu chứng thường gặp là nướu đỏ (thay vì hồng hào), dễ chảy máu khi chải răng, sưng nướu, đau nướu. Các triệu chứng này nếu kéo dài và không cải thiện sau vài tuần, mão răng sứ thường phải tháo bỏ và thực hiện điều trị lại kèm theo các điều trị khác hỗ trợ.

Chăm sóc sau khi bọc răng sứ

  • Bác sĩ và phụ tá có thể khuyên và hướng dẫn bạn mua – sử dụng nước súc miệng chống ê buốt răng hoặc kem đánh răng chống nhạy cảm.
  • Nha khoa cũng khuyến cáo bạn mua thêm các nước súc miệng diệt khuẩn tuỳ tình trạng. Nước súc miệng giúp diệt vi khuẩn gây hại, giảm viêm nướu và nhiều tác dụng khác.
  • Bạn có thể tự dùng nước muối pha ấm để ngậm 2-3 lần/ ngày sau bọc răng sứ, giúp giảm viêm và giảm vi khuẩn.
  • Thuốc giảm đau thông dụng có thể giúp bạn dễ chịu nếu thấy đau nướu hoặc ê răng ngay sau bọc răng sứ
  • Các hướng dẫn chuyên biệt dành cho bạn được bác sĩ và phụ tá đưa ra hãy làm theo, ví dụ vệ sinh răng miệng đúng cách, sử dụng chỉ nha khoa,…

Những câu hỏi thường gặp hiện nay

Răng sứ sử dụng được bao lâu?

Mão răng nói chung có thời gian sử dụng trung bình 5-15 năm, nhưng nếu được chăm sóc tốt, mão răng có thể dùng trọn đời. Tuy nhiên chúng ta thường thấy mão răng sứ bị mẻ hoặc lỏng sút sau nhiều năm. Lý do thường gặp là sâu răng bên dưới lòng mão, mẻ do ăn nhai cứng, hoặc sự thoái hoá của xi-măng gắn. Cho nên điều quan trọng nhất là tìm được bác sĩ thực hiện tốt điều trị này cho bạn.

Răng sứ có bị sâu răng không?

Mão răng sứ không bị sâu răng, nhưng răng thật bên dưới có thể bị. Nếu không được vệ sinh tốt, một sâu răng có thể có ngay cổ răng hoặc chân răng của răng bọc mão răng sứ. Khi nó diễn ra, răng sứ của bạn sẽ không còn khít sát, keo gắn sẽ thoái hoá trong nước bọt và nó sẽ lỏng sút ra. Cho nên điều quan trọng là bạn vẫn phải đến nha sĩ khám răng định kỳ, để chắc chắn mão răng không bị ảnh hưởng bởi sâu răng ngay bên dưới nó.

Bọc răng sứ có đau không?

Bọc răng sứ là 1 điều trị không đau (pain-free), có nghĩa nó không xâm lấn và không chảy máu (như nhổ răng). Tất cả quá trình thường thực hiện dưới sự gây tê tại chỗ nên bạn hầu như không thấy đau hay ê trong khi làm. Nhưng điều này cũng khác nhau tùy mỗi người, một số hoàn toàn không có gì khó chịu, một số nhạy cảm với nóng lạnh và ê buốt nhẹ.

Tốt hơn là bạn nên nói trước với bác sĩ về lo lắng này, và hãy chọn 1 bác sĩ giỏi vì thao tác chuyên nghiệp của họ khiến bạn thấy nhẹ nhàng hơn trong khi làm.

Răng sứ có giống răng thật không?

Nhìn chung vật liệu sứ có tính chất màu sắc tương tự như mô răng thật, nên răng sứ thường được bác sĩ thực hiện sao chép gần giống các răng thật khác trong miệng. Mức độ giống bao nhiêu phần trăm (80-100%) lại còn tuỳ và khả năng của vật liệu và khoảng không gian dành cho mão răng (độ dày sứ).

Nếu độ dày nhiều cho lớp sứ thì răng sứ càng giống răng thật (kỹ thuật viên dễ dàng tạo thẩm mỹ), nhưng điều này đồng nghĩa với mô răng bị lấy đi nhiều hơn. Bác sĩ là người quyết định sự tinh tế để cân bằng giữa thẩm mỹ và sự bảo tồn mô răng.

Trên đây là những chia sẻ của Nha Khoa Asoka, nội dung bao gồm cả kiến thức của Bác sĩ Dương Văn Thành cũng như thông tin ở trên Internet

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0949148686