Răng khôn và những vấn đề cần biết về răng khôn

Răng khôn là những chiếc răng mọc lên sau cùng trên cung hàm và thường đi kèm với các dấu hiệu đau nhức, sưng tấy ở phần nướu mọc răng khôn. Thời gian mọc răng khôn có thể kéo dài vài tháng, thậm chí vài năm mới mọc hết răng khôn.

Tuy nhiên, nhiều người có thể không mọc răng khôn bởi chúng bị kẹt dưới xương hàm. Bên cạnh đó cũng có một số trường hợp răng khôn biến chứng mọc lệch, mọc ngầm dưới nướu hoặc đâm xiên vào chân các răng lân cận, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ răng miệng.

  1. TẠI SAO LẠI BỊ ĐAU KHI MỌC RĂNG KHÔN ?
  • Đau khi mọc răng khôn có thể do thời điểm răng khôn mọc cấu tạo xương 2 hàm đã hoàn chỉnh, nướu đã ổn định, phủ kín và chắc trên xương hàm, khi răng khôn mọc, việc tách nướu sẽ gây đau và đau nhức có thể kéo dài nhiều ngày cho đến khi răng khôn mọc lên hết.
  • Răng khôn mọc khi các răng vĩnh viễn khác trên cung hàm đã mọc đầy đủ, cố định vị trí, không thể di chuyển để nhường chỗ cho răng khôn mọc sau. Nếu không đủ chỗ để răng khôn mọc thì việc mọc răng khôn lại càng gây đau nhiều hơn và có thể gây nhiều tai biến (răng khôn mọc lệch, răng khôn kẹt…), viêm lợi trùm và có thể ảnh hưởng đến răng hàm thứ hai (răng số 7) bên cạnh (do khó làm sạch thức ăn giắt giữa hai răng này).
  1. Khi nào cần nhổ răng khôn?
  • Nếu còn đủ chỗ, răng khôn mọc lên hết và đúng vị trí  có thể không phải nhổ nhưng phải lưu ý vì thường khó làm sạch do vị trí răng khôn ở sâu trong hàm.
  • Trong các trường hợp răng khôn mọc bất thường (mọc lệch, mọc nghiêng, mọc đâm ngang hay không mọc lên hết được hoặc ngầm…) nên nhổ càng sớm càng tốt, để tránh các tai biến, ảnh hưởng xấu đến răng số 7 và sức khỏe răng miệng
  1. Nhổ răng khôn có nguy hiểm không?
  • Nhổ răng khôn có nguy hiểm hay không phụ thuộc khá nhiều vào bác sĩ cũng như tình trạng sức khỏe của người bệnh. Nếu người bệnh đang sử dụng thuốc hoặc có một số bệnh lý toàn thân như tim mạch, đái tháo đường, bệnh về máu…cần được kiểm soát tốt trước khi nhổ răng khôn.
  • Nhổ răng khôn, đặc biệt nhổ các răng khôn mọc lệch, mọc ngầm là thủ thuật khó, xâm lấn, đòi hỏi các bác sĩ có nhiều kinh nghiệm và tay nghề cao. Độ khó của nhổ răng khôn phụ thuộc vào hướng mọc, hình dạng và số lượng chân răng. Răng mọc lệch 90 độ, răng nhiều chân, các chân mọc phân kỳ hay mọc sát dây thần kinh hàm dưới đều là những yếu tố gây khó khi nhổ răng khôn cũng như làm tăng các biến chứng sau nhổ răng khôn.
  1. Nhổ răng khôn cần lưu ý gì?

_ Nếu trong trường hợp bạn được nha sĩ yêu cầu nhổ răng khôn, bạn sẽ tránh được những mối đe dọa sức khỏe. Tuy nhiên bạn cần lưu ý đến những vấn đề sau:

  • Tình trạng sưng tấy: Là điều gần như là “hiển nhiên” với ai đã nhổ chiếc răng này, bạn phải chấp nhận điều này và theo thời gian những dấu hiệu này sẽ thuyên giảm. Bác sĩ sẽ kê cho bạn loại thuốc cần thiết và hướng dẫn bạn cách chườm lạnh bên ngoài để giảm sưng.
  • Dinh dưỡng: Nên ưu tiên những món ăn mềm, dễ nuốt vì với những món ăn cứng, dai sẽ gây cho bạn cảm giác đau đớn.
  • Chảy máu: Nếu bạn không bị chảy quá nhiều máu thì không đáng ngại vì sau khi nhổ răng bạn có thể bị rỉ máu trong những giờ đầu, càng về sau lượng máu càng ít. Hãy thông báo với bác sĩ ngay nếu bạn thấy lượng máu chảy ra nhiều để được cấp cứu ngay.
  • Sau khi nhổ răng khôn bạn cũng cần chú ý đến vấn đề vệ sinh răng miệng theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh nguy cơ nhiễm trùng hoặc biến chứng không mong muốn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0949148686