Khi mọc răng khôn thường khiến nhiều người đau đớn, dẫn đến những ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày. Do vậy, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức về mọc răng khôn như: triệu chứng, tác hại của răng khôn và những cách xử lý khi mọc răng khôn bị đau nhức.
Ưu đãi điều trị răng khôn dành cho khách hàng
Nội dung chính
Nhân dịp Giáng Sinh 2023, Nha Khoa Asoka triển khai chương trình ưu đãi đặc biệt dành cho khách hàng điều trị răng khôn. Chương trình áp dụng từ ngày 01/12/2023 đến hết ngày 31/12/2023.
Ưu đãi
- Giảm 50% chi phí nhổ răng khôn bằng máy Piezotome: 1.190.000 VND
- Nhổ răng khôn chỉ từ 650.000 VND
- Miễn phí chụp phim X-quang
- Trực tiếp bác sĩ Thành điều trị
Tìm hiểu về mọc răng khôn
Răng khôn (hay còn gọi là răng số 8) là răng hàm lớn thứ 3 và mọc cuối cùng ở mỗi cung hàm. Thông thường, mỗi người có 4 chiếc răng khôn, mọc vào thời gian từ 18 tuổi trở lên, khi các răng vĩnh viễn khác đã ổn định. Thực tế, không phải ai cũng mọc đầy đủ 4 răng khôn. Có những trường hợp chỉ mọc 1, 2, 3 răng khôn, hoặc thậm chí không mọc răng nào.
Răng khôn mọc vào thời điểm xương hàm đã hoàn toàn phát triển, các răng khác đã mọc đầy đủ trên cung hàm. Vì vậy, răng dễ bị mọc lệch hoặc mọc ngầm và kẹt trong xương hàm.
Các triệu chứng thường gặp khi mọc răng khôn
Khi mọc răng khôn, bạn có thể gặp những triệu chứng sau: Đau nhức, khó chịu: Do mọc răng khôn sẽ đâm vào nướu, gây nên tình trạng đau nhức khoảng 2-3 tháng 1 lần, có khi vài năm tùy cơ địa của mỗi người.
- Vùng nướu ở vị trí răng khôn có thể bị sưng nhẹ, đồng thời đau hơn nếu chải răng hoặc ăn nhai chạm vào vị trí này.
- Sốt: Một số trường hợp mọc răng khôn không những đau nhức mà còn hành sốt, khiến cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi.
- Cứng khớp và đau hàm: Khi răng khôn mọc lên và chạm vào răng số 7 bên cạnh sẽ làm cho bạn khó mở miệng hơn, đồng thời cơn đau hàm cũng nặng hơn.
- Ăn nhai không ngon miệng: Vì nướu răng khi mọc răng khôn sẽ bị sưng đau, do đó ảnh hưởng tới quá trình ăn uống, khiến bạn không còn cảm thấy ăn nhai ngon miệng.
- Ảnh hưởng đến cuộc sống: Khi mọc răng khôn thường đau nhức, gây ảnh hưởng đến quá trình ăn uống, sinh hoạt.
- Xuất hiện mủ: Mọc răng khôn xuất hiện mủ là trường hợp nguy hiểm. Đó là khi răng khôn bị áp xe do mắc kẹt một phần ở phía dưới khiến dắt thức ăn và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây viêm nhiễm.
Tác hại của răng khôn mọc lệch
Răng khôn không mọc thẳng sẽ gây nên những tác hại như:
- Sâu răng: Do nằm sâu trong cung hàm nên sẽ khó vệ sinh răng khôn sạch sẽ, thức ăn dễ kẹt vào nướu gây sâu răng, thậm chí lan sang cả răng số 7.
- Làm ảnh hưởng các răng kế cận, gây đau nhức dữ dội: Do không có chỗ để mọc thẳng như những răng khác, răng khôn có thể mọc đâm vào răng số 7. Lúc này, cơn đau nhức sẽ càng thêm dữ dội, gây khó khăn trong ăn nhai và sinh hoạt. Thậm chí có thể gây hư hỏng và mất cả răng số 7.
- Nhiễm trùng nướu: Cũng vì nằm ở vị trí khó chăm sóc, thế nên vùng nướu tại răng khôn dễ bị nhiễm trùng.
- Áp xe răng: Khi bị nhiễm trùng nướu lâu ngày, vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập vào trong răng và hình thành túi áp xe. Áp xe răng khá nguy hiểm vì có thể sẽ gây hỏng răng và ảnh hưởng đến các dây thần kinh nếu không được điều trị kịp thời. Thậm chí, khi mủ có trong ổ áp xe chảy xuống họng có thể gây ngạt thở.
Cần làm gì khi mọc răng khôn?
Khi mọc răng khôn, bạn nên quan tâm đến chế độ chăm sóc răng miệng nhiều hơn. Tránh để thức ăn bám dính nhiều ở răng khôn, gây sâu răng hoặc nhiễm trùng. Đồng thời, bạn cần hạn chế sử dụng những thức ăn quá cứng, quá dai. Do để nhai được thì phải sử dụng lực cắn mạnh, nhưng lúc này nướu răng đang sưng tấy sẽ làm bạn cảm thấy đau đớn, ngoài ra những thực phẩm này cũng dễ bị kẹt ở vùng nướu răng khôn.
Đặc biệt, khi mọc răng khôn mà có dấu hiệu đau nhức thì nên nhanh chóng đến nha khoa để được thăm khám và chụp X-Quang kiểm tra, nếu cần thiết thì có thể nhổ răng khôn, tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra. Khi mọc răng khôn bị đau nhức, cần nhanh chóng đến nha khoa để thăm khám và chụp X-Quang
Vậy có nên nhổ răng khôn?
Như đã nêu ở trên, khi răng khôn mọc có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe cơ thể. Đồng thời, do răng khôn không có chức năng ăn nhai, thẩm mỹ nên có thể nhổ bỏ.
Mặc dù vậy, với những trường hợp dưới đây thì có thể giữ lại răng khôn:
- Răng mọc thẳng, không gây ảnh hưởng đến các răng kế cạnh
- Răng khôn đang kẹt hoàn toàn trong xương hàm, chưa gây ra biến chứng nguy hiểm
- Răng khôn liên quan đến một số cấu trúc quan trọng khác như xoang hàm, dây thần kinh
- Răng khôn sâu nhẹ thì có thể hàn trám để giữ lại răng thật
- Bệnh nhân đang mắc một số bệnh lý nghiêm trọng như rối loạn đông cầm máu, đái tháo đường, tim mạch,…
Nhổ răng khôn có đau không?
Nhổ răng khôn có đau không còn phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng mọc răng khôn, tay nghề của bác sĩ cũng như các thiết bị hỗ trợ. Bên cạnh đó, đối với những răng nằm ngang, mọc nghiêng 90 độ thì quá trình nhổ sẽ phức tạp hơn so với những răng chỉ mọc lệch ít.
Hiện nay, với sự phát triển của y học, nhổ răng khôn hoàn toàn không đau vì có sự hỗ trợ của thuốc tê. Đặc biệt, công nghệ nhổ răng khôn bằng sóng siêu âm Piezotome, sử dụng năng lượng rung siêu âm và nước tưới để làm đứt các dây chằng, sẽ giúp lấy răng ra một cách dễ dàng và hoàn toàn không đau như cách nhổ răng truyền thống.
Chăm sóc sau khi nhổ răng khôn
Khi mọc răng khôn và bạn quyết định nhổ chúng đi thì cũng nên quan tâm đến việc chăm sóc sau khi nhổ. Thông thường sau khi nhổ răng khôn bạn có thể quay lại làm công việc thường ngày ngay hôm sau. Tuy nhiên để quá trình phục hồi nhanh chóng hơn bạn có thể thực hiện các cách sau:
- Chườm đá nên khu vực nhổ răng để giảm đau và sưng.
- Hạn chế khạc nhổ để tránh di chuyển phần máu đông giúp vết thương không chảy máu.
- Hạn chế nước soda, rượu bia trong vòng 24 giờ sau khi nhổ răng khôn.
- Uống nhiều nước.
- Nên chọn thức ăn mềm, dễ nuốt để tránh phải mở rộng miệng, ảnh hưởng đến vị trí nhổ răng.
Đa phần mọi người đều trải qua quá trình mọc răng khôn. Tuy nhiên việc nắm bắt được các thông tin cần thiết giúp bạn có thêm kiến thức, chuẩn bị sẵn sàng cho bản thân trong trường hợp mọc chiếc răng này. Để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, hãy đến ngay bệnh viện, cơ sở y tế, gặp bác sĩ giúp “loại trừ” chiếc răng khôn này.