Mặt lệch bên trái do nhiều nguyên nhân khác nhau: bẩm sinh, bệnh lý, mất răng,… Lệch mặt do mất răng lâu năm ảnh nghiêm trọng khiến khuôn mặt mất cân đối, kém thẩm mỹ, già nua, biến dạng.
Mặt lệch trái là gì?
Nội dung chính
Thuật ngữ mặt lệch dùng để chỉ tình trạng ngũ quan trên gương mặt không cân đối; hai bên mặt, mắt, mũi, miệng không đối xứng qua trục thẳng đứng giữa phần sống mũi. Mặt bên to bên nhỏ, vẹo sang một bên trái, đặc biệt là từ phần giữa khuôn mặt trở xuống.
Thông thường, khuôn mặt mỗi người đều không đối xứng hoàn toàn. Nhưng nếu mặt lệch rõ rệt quá nhiều sang bên trái hay bên phải gây ảnh hưởng đến cuộc sống, hoạt động ăn uống thì nên nhanh chóng tìm cách khắc phục.
Nguyên nhân dẫn đến lệch mặt bên trái
Mặt lệch bên trái do nhiều nguyên nhân, bao gồm các bệnh lý cơ, xương, răng, khớp cắn và các thói quen xấu. Hiểu rõ nguyên nhân sẽ giúp chúng ta có cách chăm sóc và điều trị phù hợp để giảm thiểu tình trạng mặt lệch.
Mặt lệch bên trái do thói quen nhai 1 bên
Thói quen nhai một bên rất có hại đến các cơ vùng mặt, ảnh hưởng đến cấu trúc xương mặt. Hàm bên nào có hoạt động nhai nghiền thức ăn nhiều hơn thì mặt sẽ có xu hướng lệch về bên đó. Thói quen nằm sấp hoặc nằm nghiêng khi ngủ, chống cằm, hút thuốc, hay bẻ cổ… cũng khiến mặt dễ bị lệch theo chiều vẹt vào trong.
Mặt lệch bên trái do xương hàm phát triển không cân đối
Xương hàm phát triển không cân đối gây tình trạng lệch mặt gồm 3 trường hợp: một bên phát triển quá mức trong khi bên còn lại phát triển bình thường; một bên phát triển bình thường trong khi bên kia kém phát triển; cả 2 bên đều bất thường, một bên phát triển quá mức và một bên kém phát triển.
Mặt lệch bên trái do bị mất răng lâu ngày
Mất răng dẫn đến lệch mặt là nguyên nhân lớn ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ và chức năng ăn nhai. Mất răng lâu ngày không khắc phục sớm gây xô lệch hàm dẫn tới khớp cắn lệch lạc, xương hàm bị giảm về chiều cao và hẹp chiều rộng, gương mặt trở nên già nua, lão hóa sớm, mất cân đối, biến dạng.
Mặt lệch bên trái do di truyền
Một số khuyết điểm về xương mặt, xương hàm, cơ môi – má – mặt có tính di truyền qua các thế hệ. Nếu người thân trong gia đình có khuôn mặt mất cân xứng thì rất có thể con cháu cũng mắc phải. Sự đột biến trong quá trình mẹ thai nghén cũng khiến trẻ sinh ra bị lệch mặt.
Mặt lệch bên trái do tai nạn
Các chấn thương do tai nạn, ngã tiếp đất bằng mặt hoặc liên quan đến các hoạt động thể thao có thể gây ra nứt, gãy, lệch xương hàm, khiến khuôn mặt mất cân đối. Bên cạnh đó, tình trạng liệt dây thần kinh số 7 hoặc tổn thương do bỏng cũng gây co kéo cơ, dẫn tới mặt bị lệch.
Mặt lệch bên trái do phẫu thuật thẩm mỹ hỏng
Các phẫu thuật liên quan đến xương hàm và cằm như độn cằm, gọt hàm, trượt cằm… có ảnh hưởng đến cấu trúc xương hàm. Nếu không may xảy ra sai sót hoặc lỗi kỹ thuật trong quá trình phẫu thuật, có thể khiến xương hàm bị lệch dẫn đến lệch mặt.
Mặt lệch do lệch khớp cắn
Răng mọc lệch lạc, không đúng vị trí trên cung hàm có thể gây lệch khớp cắn. Nếu không khắc phục kịp thời tình trạng này có thể dẫn đến sự phát triển không đồng đều của xương hàm 2 bên dẫn đến lệch mặt.
Dấu hiệu mặt bị lệch sang trái
Lệch mặt có nhiều mức độ. Trường hợp mặt lệch nhiều chỉ cần nhìn vào gương hoặc ảnh của mình là sẽ thấy một bên quai hàm có đường nét mảnh mai, bên kia vuông góc, cằm lệch, khuôn mặt vẹo hẳn sang một bên. Còn trường hợp mặt lệch ít thì rất khó phát hiện.
Một số dấu hiệu mặt bị lệch thường gặp như:
- Mặt lệch bên cao bên thấp: mặt lệch sang trái hoặc phải khiến cằm và môi nghiêng sang một bên.
- Xương mặt bị lệch: xương hàm đưa ra phía trước hoặc phía sau, hai bên hàm không cân xứng.
- Lệch môi khi cười: cười lệch môi hoặc môi chếch lên một bên khiến tổng thể khuôn mặt mất cân xứng.
Mặt lệch bên trái thì nhai bên nào?
Mặt lệch bên trái thì nhai bên nào? Có nên chuyển sang nhai bên phải để hai hàm đều nhau? Theo chia sẻ từ các chuyên gia, dù mặt bị lệch bên trái hay bên phải thì chúng ta cũng nên nhai thức ăn ở cả hai hàm.
Mặt lệch bên trái thì nhai bên nào?
Việc nhai đều hai bên hàm giúp kích thích cơ miệng phát triển, làm khuôn mặt cân đối hơn. Khớp hàm hoạt động đồng đều sẽ tránh được hiện tượng lệch khớp cắn. Ngoài ra, nhai đều hai bên hàm còn tăng tiết nước bọt, làm sạch khoang miệng và giảm nguy cơ bị cao răng.
Nếu chỉ nhai một bên, răng mòn không đều, mảng bám cao răng tích tụ một bên dễ gây bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu…, hoặc thậm chí là ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm.
Mặt lệch bên trái thì nằm nghiêng bên nào?
Thói quen nằm nghiêng sang một bên góp phần tăng cao khả năng bị lệch mặt. Để khắc phục mặt lệch bên trái thì nằm nghiêng bên nào, theo các chuyên gia ban đầu chúng ta nên tập nằm nghiêng theo bên trái, sau đó chuyển sang nằm ngửa.
Tương tự như hoạt động chống cằm, nếu chống cằm bên trái nhiều hơn thì mặt bên trái sẽ nhỏ hơn, thì khi nằm chúng ta nên gối đầu sang bên trái, dần dần bên mặt trái sẽ gọn lại.
Khi khuôn mặt đã có phần tương xứng giữa hai bên thì nên nằm ngửa để giữ trạng thái cân bằng, việc này còn giúp giảm áp lực lên nội tạng trong cơ thể.
Cách khắc phục tình trạng mặt lệch bên trái
Phần lớn tình trạng mặt lệch bên trái do bệnh lý (không phải do xương hàm và răng) có thể cải thiện đáng kể nếu Cô Chú, Anh Chị từ bỏ thói quen xấu và kiên trì thực hiện các phương pháp như châm cứu, massage mặt, tập mewing…
Cách khắc phục tình trạng mặt lệch bên trái
- Thay đổi các thói quen xấu: Khi nằm, chúng ta nên xoay người về cả hai bên giúp phòng tránh lệch mặt và giảm thiểu cảm giác đau nhức cơ thể; nên bỏ thói quen tắm khuya, chống tay, bẻ cổ để tránh tình trạng lệch mặt tiến triển nặng hơn.
- Massage mặt với các động tác tạo lực nhẹ nhàng tới các mô mềm tại vùng mặt giúp cải thiện lưu thông máu, giúp da căng mịn và tránh chảy sệ.
- Châm cứu là phương pháp y học cổ truyền giúp khắc phục hiện tượng mặt bị lệch chủ yếu do tê liệt thần kinh, giúp thư giãn cơ, gương mặt cân đối, thon gọn hơn.
- Luyện tập Mewing bằng cách đặt lưỡi chính xác ở phần nướu sau răng cửa, là một phương pháp giúp định hình cấu tạo xương và cơ trên gương mặt hiệu quả.
Phương pháp nào khắc phục tình trạng mặt lệch bên trái?
Đối với trường hợp mặt lệch bên trái do cấu xức xương hàm, mặt lệch bẩm sinh hoặc lệch mặt do mất răng lâu ngày thì cần áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp căn cứ vào kết quả thăm khám và xác định nguyên nhân từ bác sĩ chuyên khoa.
Niềng răng điều chỉnh mặt lệch
Đối với trường hợp lệch mặt do răng mọc không đúng vị trí thì niềng răng là cách khắc phục hiệu quả và an toàn. Bác sĩ sẽ sử dụng các khí cụ nha khoa chuyên dụng tác động và kéo răng về đúng vị trí, giúp điều chỉnh kết cấu hàm răng. Từ đó cải thiện cấu trúc khuôn mặt và tình trạng mặt lệch.
Thời gian dịch chuyển răng về đúng vị trí và định hình khuôn mặt mất khoảng 12 – 30 tháng, tùy mức độ sai lệch của răng.
Phẫu thuật hàm điều chỉnh cấu trúc xương
Với tình trạng mặt lệch nặng, liên quan đến cấu trúc xương, phẫu thuật chỉnh hình là phương pháp hiệu quả. Bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật cắt ghép hoặc loại bỏ phần xương mất cân xứng, điều chỉnh cấu trúc xương mặt cân đối hơn. Sẽ mất khoảng 1 – 3 tháng để cố định được phần xương hàm.
Phương pháp này có chi phí khá cao và cần quy trình thăm khám kỹ lưỡng cũng như bác sĩ phẫu thuật chuyên môn tay nghề cao.
Bọc răng sứ cải thiện lệch mặt do răng và khớp cắn
Lệch mặt do răng và khớp cắn sai vị trí mức độ nhẹ có thể khắc phục được bằng phương pháp bọc răng sứ. Trong quá trình bọc răng sứ bác sĩ sẽ kết hợp chỉnh hình thẩm mỹ, giúp điều chỉnh răng và khớp cắn đúng tỷ lệ, tạo nên sự hài hòa, cân đối cho hàm răng và khuôn mặt.
Tuy nhiên với những trường hợp sai lệch khớp cắn muốn bọc răng sứ cần có sự tính toán tỉ mỉ, chi tiết và đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có trình độ tay nghề cao.
Trồng răng Implant giúp khắc phục tình trạng mất răng gây xô lệch hàm, mặt lệch một cách hiệu quả. Bác sĩ sẽ tiến hành ghép trụ Implant vào xương hàm để thay thế chân răng đã mất. Sau 4 – 6 tháng chờ trụ Implant tích hợp với xương hàm, mão răng sứ sẽ được gắn lên trên.
Trồng răng Implant đảm bảo tính thẩm mỹ cao, phục hồi chức năng ăn nhai và ngăn ngừa được biến chứng tiêu xương hàm, với tuổi thọ dài hơn 25 năm thậm chí trọn đời nếu chăm sóc đúng cách.
Mất răng lâu năm, lệch hàm nghiêm trọng có trồng Implant được không?
Hiện nay, trong các trường hợp mất răng lâu năm gây xô lệch hàm, tiêu xương răng, suy giảm khả năng ăn nhai,… sẽ được các bác sĩ khuyến khích phục hồi răng bằng phương pháp cấy ghép Implant.
Tuỳ vào từng tình trạng, biến chứng khác nhau, bác sĩ sẽ có giải pháp phù hợp. Nếu tình trạng tiêu xương hàm nặng thì trước khi cấy ghép Implant, bác sĩ sẽ tiến hành thêm một vài kỹ thuật như: ghép xương, nâng xoang,… để phục hồi cấu trúc xương hàm bền chắc.