Ghép xương là một trong những kĩ thuật hỗ trợ cấy ghép Implant nhằm phục hồi xương đã mất do bị nha chu viêm, mất răng lâu ngày, chấn thương hay mất xương do sử dụng hàm giả, trong đó mất răng lâu ngày là nguyên nhân thường gặp nhất (trong 3 năm đầu tiên sau khi mất răng, xương hàm bị tiêu từ 40 đến 60%). Vậy khi nào cần ghép xương để cấy implant nha khoa để đạt được chất lượng răng implant tốt?
Ghép xương là một trong những kĩ thuật hỗ trợ cấy ghép Implant nhằm phục hồi xương đã mất
Hậu quả của việc mất răng
Mất răng gây khó khăn trong việc ăn nhai
Mất răng lâu ngày dẫn đến xương hàm bị thoái hóa (tiêu xương hàm)
Mất răng làm cho bạn có thể bị lão hóa sớm
Mất răng ảnh hưởng đến các răng còn lại
Mất răng cũng ảnh hưởng đến xoang hàm
Ở một số người còn có biểu hiện đau đầu do mất răng
Khi bị mất răng, phục hình bằng Implant là một lựa chọn tối ưu nhưng khi chiều dài và chiều rộng xương hàm không đáp ứng được lực cần thiết để nâng đỡ Implant thì bắt buộc phải tiến hành ghép xương.
Vật liệu ghép xương
Ghép xương sinh học (*) xương được lấy ra từ một phần khác của chính cơ thể bệnh nhân (xương ở hông, xương hàm, xương cằm, xương sọ) ghép vào nơi thiếu xương. Kiểu ghép xương này thường là có thể thấy trước được kết quả bởi vì nó đã là một thành phần vốn có trong cơ thể bệnh nhân.
Ghép xương nhân tạo là một dạng xương sinh học được ghép vào nơi cần cắm Implant. Kiểu ghép xương này cũng rất hiệu quả và an toàn.
Xương nhân tạo được sử dụng là xương Cerasorb M do Đức sản xuất, thành phần chính là Beta-tricalcium photphate, có thể tự tiêu tan. Cerasorb M là vật liệu gốm rỗ tổng hợp tương thích về mặt sinh học với pha tinh khiết 99%. Trạng thái xốp với các lỗ rỗng dạng liên kết với nhau gồm có lỗ cực nhỏ, trung bình và lớn; dạng hạt đa giác, tổng mật độ lỗ rỗ lên đến 88%. Các tính chất này đảm bảo sự thích nghi và độ tiêu tan tối ưu trong quá trình tái tạo xương.
Màng xương Epi – Guide
Thúc đẩy làm lành vết thương
– Nhân tạo và tái hấp thu
– 3 kích thước
– 3 lớp
Epi – Guide là một màng duy nhất có cấu trúc tái hấp thu sinh học với nhiều ứng dụng trong việc hướng dẫn tái tạo mô (GTR) và xương (GBR).
Ts Bs Võ Văn Nhân thực hiện một ca ghép xương
Kết quả và phương pháp có thể thay đổi tùy theo tình trạng thể chất mỗi người
Tính tương hợp sinh học:
Epi-guide bao gồm những chuỗi acid lactic. Cấu trúc chuỗi (D,D-L,L-polylactide) phân hủy thành carbon dioxide (CO2) và nước (H2O). Chuỗi acid polylactic này (PLA) thì an toàn và không độc hại đã cho thấy trong một số nghiên cứu độc tính và trong ống nghiệm và trong nghiên cứu tính tương hợp sinh học ở một số loài động vật cũng như nghiên cứu trên người. PLA là một chất miễn dịch không hoạt động. Bởi vì tính chất sinh học và cơ học của chúng, chuỗi PLA đã được dùng trong điều trị rộng khác nhau trong nhiều năm, luôn luôn cho thấy tính tương hợp sinh học của nó, khả năng tái hấp thu sinh học, và không độc tính.
Kĩ thuật ghép xương
Có các kĩ thuật ghép xương chính là ghép xương khối, ghép xương bột hoặc nẻ xương, nong xương.
Cơ chế lành thương
Khi cấy ghép xương nhân tạo: xương nhân tạo được cấy ghép vào khoảng thiếu xương, tạo khoảng trống cho xương sinh học phát triển, sau đó xương nhân tạo này sẽ tự tiêu tan. Trong đó, cứ 1 tháng, xương sinh học sẽ phát triển thêm 1mm nên phải cần 6 tháng xương mới phát triển đến mức cần thiết cho cấy ghép Implant và cần thêm 3 đến 6 tháng nữa mới làm phục hình trên Implant. Trong trường hợp thiếu xương ít có thể cấy ghép Implant và ghép xương cùng một lúc, 6 tháng sau mới làm phục hình.
Nếu ghép xương sinh học (*), thời gian cũng tương tự như ghép xương nhân tạo.