Gắn mắc cài: Tác dụng, cách thực hiện và những điều cần biết

Gaăn mắc cài trong niềng răng là kỹ thuật sử dụng đến các khí cụ đặc biệt để cố định trên bề mặt răng. Chúng có công dụng neo giữ, nâng đỡ toàn bộ phần dây cung giúp điều chỉnh răng về đúng vị trí trên cung hàm. Trong suốt quá trình gắn mắc cài chỉnh nha bạn sẽ không bị đau hay cảm thấy quá khó chịu, thời gian thực hiện chỉ mất khoảng 30 phút.

Xem thêm: Niềng răng cho người trưởng thành cần lưu ý gì?

nieng rang mac cai
Niềng răng mắc cài là gì?

1. Gắn mắc cài trong chỉnh nha có tác dụng gì?

Gắn các mắc cài là một trong những bước vô cùng quan trọng trong quy trình chỉnh nha. Theo đó, để thực hiện, bác sĩ sẽ sử dụng những khí cụ mắc cài bằng kim loại, pha lê hoặc sứ gắn cố định lên thân răng ở mặt trước hoặc mặt sau tùy theo từng phương pháp.

Những mắc cài chỉnh nha sẽ được sắp xếp thẳng hàng trên răng với nhiệm vụ neo giữ, nâng đỡ dây cung trong suốt quá trình niềng răng.

Đồng thời, đây còn những là điểm tạo lực giúp đẩy răng dần di chuyển về đúng vị trí trên cung hàm.

Với vai trò quan trọng như vậy, nên khi thực hiện gắn khi cụ mắc cài luôn phải đảm bảo những tiêu chí dưới đây:

Răng miệng được vệ sinh sạch sẽ, vị trí gắn khi cụ mắc cài không dính nước bọt hay cặn bẩn.

Keo gắn phải đảm bảo về mặt chất lượng để cố định mắc cài trong suốt quá trình niềng răng, đảm bảo độ bền chắc ngay cả khi có lực tác động hoặc nắn chỉnh mắc cài.

Lựa chọn vật liệu làm mắc cài phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính, lưu ý tới hình dáng và bề mặt của khung mắc cài.

2. Cách gắn mắc cài trong niềng răng

Gắn mắc cài trong niềng
Gắn mắc cài trong niềng

Cách gắn khí cụ mắc cài trong niềng răng sẽ được tiến hành theo một quy trình rõ ràng. Kèm theo đó các vị trí, kỹ thuật, sơ đồ hay các thông số gắn các mắc cài cũng được quy định một cách rõ ràng.

Những điều trên nhằm đảm bảo các bác sĩ thực hiện đúng kỹ thuật, hạn chế những sai sót trong quá trình thực hiện.

Quy trình gắn mắc cài tiêu chuẩn

Để quá trình cố định mắc cài lên răng chính xác, an toàn và nâng cao tính hiệu quả, quy trình niềng răng cần tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn của Bộ Y tế.

+ Bước 1: Thăm khám, tư vấn

Trước khi thực hiện cố định mắc cài, bác sĩ sẽ khám tổng quát sức khỏe răng miệng, chụp X-quang răng để xác định tình trạng răng cũng như khớp cắn của khách hàng. Sau đó, bác sĩ tiếp tục lên phác đồ điều trị cụ thể và tư vấn chi tiết.

+ Bước 2: Lấy dấu răng và thiết kế mắc cài

Lấy dấu răng để thiết kế mắc cài phù hợp với tình trạng răng của khách hàng.

+ Bước 3: Xác định vị trí cố định mắc cài

Đây là bước vô cùng quan trọng để mắc cài phát huy hết tác dụng trong quá trình nắn chỉnh răng.

Bác sĩ sử dụng thước đo chuyên dụng để xác định vị trí của từng vùng răng một cách chính xác. Cùng với đó, bác sĩ sẽ xây dựng sơ đồ và thông số gắn các mắc cài cụ thể cho từng khách hàng.

+ Bước 4: Gắn các mắc cài

Sau khi đã thiết lập được vị trí phù hợp, bác sĩ sẽ dùng keo nha khoa cố định mắc cài lên răng và sử dụng laser để hóa cứng. Sau khi hoàn tất, bác sĩ tiếp tục tiến hành gắn dây cung tạo lực cho răng dịch chuyển.

3. Gắn mắc cài có đau không?

gan mac cai co dau khong
Gắn mắc cài có đau không?

Đây ắt hẳn là mối bận tâm của rất nhiều khách hàng khi tìm hiểu về phương pháp niềng răng mắc cài nói chung và gắn mắc cài nói riêng.

Hệ thông nha khoa Asoka trong suốt quá trình gắn khí cụ mắc cài thì khách hàng hoàn toàn không bị đau, chỉ hơi có cảm giác vướng víu khi môi má bị đẩy ra hơn so với thường lệ.

Hơn thế, bạn có có thể dựa vào quy trình gắn khí cụ mắc cài để biết đau hay không đau. Bác sĩ khi thực hiện chỉ tác động ở bề mặt răng và không hề xâm lấn vào cấu trúc răng, nên chắc chắn sẽ không có cảm giác đau nhức như nhiều người vẫn thường nghĩ.

Tuy nhiên, trong khoảng 1 – 2 tuần sau khi cố định mắc cài bạn sẽ có cảm giác khó chịu vì chưa quen với sự xuất hiện của các khí cụ chỉnh nha Trong một số trường hợp, mắc cài, dây cung cọ xát vào môi, má làm trầy xước gây đau.

Thế nhưng sau khi đã quen dần cũng như có phương pháp khắc phục tình trạng trên, thì chắc chắn các cơn đau cũng như sự khó chịu sẽ không còn.

4. Gắn mắc cài mất bao lâu thì xong?

Gan mac cai bao lau thi xong
Gắn mắc cài bao lau thi xong

Gắn khí cụ mắc cài thực chất không phải là một kỹ thuật nha khoa quá đỗi phức tạp, thời gian thực hiện thông thường sẽ mất khoảng 30 phút. Tất nhiên vẫn có một số trường hợp chỉ mất 15 – 20 phút là đã hoàn thiện.

Bạn cũng có thể hiểu rằng, thời gian gắn khí cụ mắc cài ở mỗi người vẫn sẽ có sự chênh lệch nhất định. Điều đó sẽ phụ thuộc vào các yếu tố cụ thể như quá trình xử lý – làm sạch bề mặt men răng, mức độ răng khấp khểnh, kinh nghiệm của bác sĩ…

5. Tại sao phải gắn mắc cài rồi mới nhổ răng?

Nhổ răng khi chỉnh nha thường được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp niềng răng vẩu, móm, khấp khểnh, mọc chen chúc.

Thực chất, nhổ răng ngay từ đầu đã nằm trong phác đồ điều trị của bác sĩ, việc đeo mắc cài trước khi nhổ răng không hề ảnh hưởng đến hiệu quả chỉnh nha. Ngược lại, nó còn đem lại cho khách hàng sự thoải mái và tăng tỷ lệ thành công cho quá trình thực hiện bởi những lý do sau:

Thứ nhất: Khách hàng có thời gian thích ứng với các khí cụ trong miệng và quen dần với cảm giác ê nhức răng. Sau một thời gian răng dịch chuyển, chân răng sẽ yếu hơn nên dễ dàng nhổ bỏ, ít gây đau nhức hơn.

Thứ hai: Điều quan trọng nhất là bác sĩ có thể quan sát được sự dịch chuyển của răng trong vòng 1 – 2 tháng đầu, từ đó đưa quyết định chính xác hơn về số lượng răng cần nhổ khi chỉnh nha.

6. Tháo mắc cài được thực hiện như thế nào?

thao mac cai thuc hien nhu the nao
Tháo mắc cài thực hiện như thế nào?

Sau khoảng 18 – 24 tháng điều trị, nếu răng dịch chuyển về đúng vị trí, bác sĩ sẽ chỉ định tháo mắc cài. Quá trình tháo mắc cài được tiến hành một cách đơn giản hơn so với cố định mắc cài lên răng.

Bước 1: Vệ sinh răng nướu sạch sẽ.

Bước 2: Bác sĩ tháo dây cung.

Bước 3: Bác sĩ dùng kìm nha khoa chuyên dụng để tháo mắc cài.

Bước 4: Sử dụng chất phá keo để phá vỡ lớp keo cố định mắc cài trên bề mặt răng.

Bước 5: Đánh bóng mặt răng.

Bước 6: Đeo khí cụ hàm duy trì. thời gian tháo mắc cài sẽ mất khoảng 15 phút và không hề đau nhức hay quá khó chịu chút nào.

Hy vong bài viết này sẽ cung cấp phần nào các kiến thức cho bạn, nếu còn thắc mắc nào hãy liên hệ tới nha khoa Asoka để được tư vấn và giải đáp nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0949148686