Điều trị cười hở lợi

Một hàm răng trắng sáng, đều đặn luôn là niềm mơ ước của mọi người. Thế nhưng không phải ai cũng sở hữu khuôn hàm như ý muốn. Có tới  hơn 60% số người được hỏi cho biết chưa thực sự tự tin với hàm răng của mình. Vậy nguyên nhân là do đâu? Một trong số những lý do được nhắc tới nhiều nhất là cười hở lợi. Cười hở lợi ảnh hưởng trực tiếp tới thẩm mỹ hàm răng, khiến rất nhiều khổ chủ ngần ngại trong giao tiếp hàng ngày. Đọc ngay bài viết dưới đây để hiểu cặn kẽ về nguyên nhân và cách khắc phục cười hở lợi nhé!

Cười hở lợi là gì?

Cười hở lợi (còn gọi là cười hở nướu) được hiểu một cách đơn giản là khi cười phần lợi bị hở nhiều hơn so với người bình thường. Những người khi cười có khoảng cách từ cổ chân răng đến mép vành môi lớn hơn 3mm thì được xem là mắc phải cười hở lợi.

Nguyên nhân cười hở lợi

Rất nhiều người lầm tưởng rằng cười hở lợi là do bẩm sinh. Song trên thực tế, nhiều bệnh nhân mắc phải bệnh cười hở lợi do tác dụng phụ của một số loại thuốc khi sử dụng, hoặc do sự phát triển của răng trước trưởng thành. Muốn điều trị và cải thiện vấn đề hở lợi, bạn phải hiểu rõ xuất phát điểm căn bệnh của mình do đâu. Các nhóm nguyên nhân chính dẫn tới cười hở lợi được chia như sau:

Do răng: Thân răng ngắn, răng mọc không lộ hoàn toàn gây mất cân đối giữa răng và lợi hoặc khớp cắn quá sâu khiến lợi bị lộ hở ra ngoài nhiều khi cười.

Do xương: Xương hàm phát triển quá mức, chìa hô ra ngoài gây tình trạng vừa hô vẩu vừa hở lợi khi cười.

Do lợi: Lợi phát triển phì đại và chùm xuống phía dưới hoặc do sang chấn khớp cắn khiến lợi bị hở ra khi cười.

Do môi: Trường trọng lực cơ môi quá lớn, co kéo mạnh khi cười làm hở lợi.

Các phương pháp điều trị cười hở lợi

Công nghệ nha khoa hiện đại chia phương pháp điều trị nụ cười hở lợi thành hai nhóm chính, đó là chỉnh cười hở lợi bằng niềng răng và can thiệp chữa hở lợi bằng phẫu thuật.

Chỉnh cười hở lợi bằng niềng răng

Nếu cười hở lợi là do răng chồi lên, răng mọc không đều thì bác sỹ sẽ tiến hành niềng răng. Với một số trường hợp có thể niềng răng kết hợp với phẫu thuật cắt bớt lợi để điều trị dứt điểm tình trạng cười hở lợi.

 

Chữa cười hở lợi bằng phẫu thuật

Phẫu thuật nâng cơ môi hoặc làm dài môi: Cơ môi sẽ được điều chỉnh để làm giảm lực kéo khi cười giúp hết hở lợi khi cười.

Phẫu thuật cắt lợi phì đại: Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật nha chu, cắt bớt phần lợi, giảm tỉ lệ lợi bám thấp, che phủ răng. Do đó, răng sẽ lộ ra ngoài nhiều hơn và cân đối giữa răng và lợi.

Phẫu thuật xương hàm: Áp dụng trong trường hợp cả lợi và xương ổ răng phát triển quá mức. Điều trị cười hở lợi là kỹ thuật khó trong nha khoa và yêu cầu bác sĩ thực hiện phải có kỹ thuật chuyên sâu, thao tác tỉ mỉ, am hiểu cả về nha khoa và thẩm mỹ.

Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thêm kỹ thuật tiêm hoạt chất để khắc phục tình trạng hở lợi. Với những bênh nhân cười hở lợi do cơ kéo môi quá mạnh, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm botox giúp làm giảm trường lực cơ môi trên để giảm bớt sự co. Bạn sẽ nhìn thấy rõ tác dụng là phần hở lợi không còn nữa. Tuy nhiên phương pháp này thường chỉ giải quyết được tình trang hở lợi trong một thời gian ngắn nên bạn cần cân nhắc để chọn thao tác điều trị phù hợp.

Quy trình phẫu thuật chữa cười hở lợi tại nha khoa ASOKA

 

Bước 1: Tiến hành thăm khám

Bác sỹ sẽ tiến hành thăm khám răng miệng để xác định nguyên nhân gây cười hở lợi và mức độ hở lợi nặng hay nhẹ. Sau đó, bác sỹ sẽ phân tích dữ liệu và lập phác đồ điều trị chính xác nhất.

Bước 2: Vệ sinh khoang miệng

Trước khi phẫu thuật chữa cười hở lợi, bạn sẽ được vệ sinh khoang miệng sạch sẽ để loại bỏ các vi khuẩn và đảm bảo quá trình phẫu thuật diễn ra trong điều kiện vô trùng.

Bước 3: Thực hiện phẫu thuật

Bác sĩ tiến hành gây tê sau đó thực hiện phẫu thuật chữa cười hở lợi. Một ca phẫu thuật sẽ kéo dài trong khoảng 60 phút.

Bước 4: Hoàn tất quy trình phẫu thuật và tư vấn chăm sóc sau điều trị

Bác sĩ sẽ lên lịch tái khám để theo dõi tình trạng phẫu thuật của bệnh nhân, nhằm đảm bảo kết quả điều trị an toàn tuyệt đối. Đồng thời, bác sỹ sẽ hướng dẫn cho bệnh nhân cách chăm sóc răng miệng sau khi điều trị. Thông thường, sau khi phẫu thuật 1 tuần, bệnh nhân sẽ đến nha khoa tái khám và cắt chỉ.

Cười hở lợi không có khả năng gây ra các bệnh lý răng miệng nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên đến các cơ sở nha khoa để được bác sĩ tư vấn và điều trị. Mỗi người sở hữu một cấu trúc răng khác nhau, không ai giống ai nên hãy tìm hiểu thông tin thật kỹ càng trước khi lựa chọn nơi gửi gắm hàm răng của mình nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0949148686