Đau răng uống thuốc panadol được không? Liều dùng như thế nào

Đau răng là một cơn ác mộng mà ai cũng từng trải qua. Cơn đau nhức nhối, buốt đến tận óc khiến bạn khó chịu, mất ăn mất ngủ. Trong lúc chờ đợi đến gặp nha sĩ, nhiều người thường tìm đến các loại thuốc giảm đau thông dụng như Panadol. Vậy đau răng có uống Panadol được không? Hãy cùng Nha khoa Asoka tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.

Panadol là gì?

Panadol là tên thương mại của thuốc chứa hoạt chất paracetamol. Đây là một loại thuốc giảm đau và hạ sốt không kê đơn, được sử dụng phổ biến để giảm các cơn đau nhẹ và vừa như đau đầu, đau cơ, đau răng, sốt…

Nieng rang gia re thu hut do dau

Đau răng có uống Panadol được không?

Câu trả lời là . Panadol có tác dụng giảm đau hiệu quả, bao gồm cả đau răng. Tuy nhiên, cần lưu ý những điều sau:

  • Tác dụng tạm thời: Panadol chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời, không chữa khỏi nguyên nhân gây đau răng. Vì vậy, bạn vẫn cần đến nha sĩ để được khám và điều trị triệt để.
  • Liều lượng: Tuân thủ đúng liều lượng khuyến cáo trên bao bì hoặc theo chỉ định của bác sĩ/dược sĩ. Không tự ý tăng liều vì có thể gây hại cho gan.
  • Không lạm dụng: Không nên lạm dụng Panadol trong thời gian dài. Nếu đau răng kéo dài hoặc tái phát nhiều lần, hãy đi khám nha sĩ ngay.

Lưu ý dùng panadol giảm đau răng

Sau khi mọi người biết được panadol có giảm đau răng không và có hiệu quả như thế nào cũng nên lưu ý về cách dùng loại thuốc này.

Panadol là thuốc thuộc nhóm có công dụng giảm đau, hạ sốt với thành phần chính là Paracetamol. Do đó, loại thuốc này được dùng hỗ trợ các cơn đau răng, đau đầu, đau cơ, viêm họng và khớp. Tuy nhiên, thuốc này dễ tìm nhưng không nên tự ý dùng mà phải có chỉ định của bác sĩ.

Panadol có nhiều công dụng khác nhau, nên khi dùng cần phải đọc kỹ thành phần và hướng dẫn trước khi sử dụng.

dau hieu nhan biet moc rang 8

Liều dùng được khuyến cáo:

  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi nên uống Paracetamol 500mg – 1.000mg/1 lần.
  • Trẻ em trong độ tuổi từ 6 – 11 tuổi chỉ nên dùng 250 – 500mg, uống trong vòng 4 – 6 giờ.
  • Đặc biệt, không nên dùng thuốc cho trẻ em dưới 6 tuổi.

Không nên sử dụng thuốc Panadol với các thuốc khác. Đồng thời cũng không nên lạm dụng để giảm nhanh chóng cơn đau mà dùng quá liều vì có thể dẫn đến ngộ độc và tổn thương gan.

Tác dụng phụ có thể gặp

Tác dụng phụ khi uống panadol nên lưu ý là giảm tiểu cầu, rối loạn máu, bất thường gan và một số triệu chứng như phát ban, phù nề cơ thể.

Người bị dị ứng với thành phần Paracetamol hay bị bệnh về gan, thận nghiện rượu thì không nên sử dụng thuốc Panadol để chữa đau răng.

Và chỉ nên dùng thuốc khi quá đau, trong những tình huống bất khả kháng. Sau đó, thì nên đến nha khoa/bệnh viện thăm khám.

Chữa đau răng không dùng thuốc

Nếu như không dùng thuốc vì sợ ảnh hưởng đến sức khỏe, mọi người có thể:

Chăm sóc và vệ sinh răng miệng thật sạch

Vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ là điều rất quan trọng trong bảo vệ sức khỏe răng miệng, giảm các cơn đau răng khó chịu hoành hành.

Đánh răng 2 lần/ngày, sử dụng bàn chải lông mềm để không làm tổn thương nướu, răng.
Kết hợp dụng cụ vệ sinh răng miệng: Chỉ nha khoa, tăm nước, nước muối, nước súc miệng,… để loại bỏ vi khuẩn, mảng bám ở kẽ răng, chân răng, bề mặt răng,…

Không nên dùng tăm xỉa răng.

Ngoài dùng panadol giảm đau răng, bạn cũng nên chăm sóc và vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng
Chăm sóc và vệ sinh răng miệng giảm đau răng

Điều trị tại nha khoa

Việc đến nha khoa rất cần thiết để kiểm soát tình trạng, giảm đau cũng như khắc phục triệt để tình trạng đang gặp phải. Nếu như mắc các bệnh lý về răng miệng: sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,… bác sĩ sẽ thăm khám và đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất. Điều này giúp bạn giảm được cơn đau hiệu quả mà còn đảm bảo an toàn, nâng cao và cải thiện sức khỏe răng miệng.

Chữa đau răng bằng nguyên liệu tự nhiên

Các biện pháp dân gian sử dụng nguồn nguyên liệu tự nhiên trong điều trị và giảm đau răng mang lại hiệu quả đáng kể. Một số nguyên liệu khả năng diệt khuẩn, giảm đau nhức răng hiệu quả được nhiều người áp dụng: Ngậm nước muối, lá lốt chữa đau răng, lá trầu không, tinh dầu đinh hương, tỏi, rượu cau,…

Như vậy, những thông tin được chia sẻ trong bài viết chắc hẳn giúp mọi người giải đáp được thắc mắc Panadol giảm đau răng có được không? Từ đó, mọi người biết cách sử dụng và lưu ý để đảm bảo an toàn cho sức khỏe răng miệng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0949148686