Điều trị Viêm nha chu giá bao nhiêu? Ở đâu uy tín chứng nhận bởi chuyên gia

Viêm nha chu thường hay bị bỏ qua vì tâm lý chủ quan nên vô tình tạo cơ hội cho bệnh trở nên trầm trọng, bị tổn thương xương hàm khiến chức năng nhai gặp khó khăn. Vậy nha chu là gì và tại sao mắc bệnh nha chu, điều trị như thế nào, dưới đây sẽ là nội dung giúp bạn hiểu rõ những vấn đề này.

Ưu đãi điều trị Viêm Nha Chu tại Nha khoa Asoka

Nha khoa Asoka chào đón Tết Nguyên Đán gửi tặng đến tất cả khách hàng các ưu đãi điều trị Nha Chu

  • Miễn phí tư vấn vào thăm khám
  • Miễn phí chụp X Quang bằng máy CT Cone Beam
  • Miễn phí lấy cao răng
  • Giảm 30% Chi phí điều trị Viêm nha chu
THỦ THUẬT ĐIỀU TRỊ CHI PHÍ ƯU ĐÃI TẾT NGUYÊN ĐÁN
Điều trị nha chu cơ bản 2.000.000 VNĐ 1.200.000 VND
Điều trị nha chu chuyên sâu 5.000.000 VNĐ 3.000.000 VND
Điều trị nha chu cơ bản ( không phẫu thuật ) 3.000.000 VNĐ 2.000.000VND
Điều trị nha chu chuyên sau ( có phẫu thuật ) 5.000.000 VNĐ 3.500.000 VND

Yếu tố ảnh hưởng đến chi phí điều trị nha chu

  • Tình trạng bệnh của người cần được điều trị nha chu. Còn nếu viêm nghiêm trọng và đã kéo dài rất lâu thì thời gian điều trị sẽ dài hơn.
  •  Các phương pháp điều trị cũng có mối liên hệ mật thiết, cùng với tình trạng răng miệng. Nó được bác sĩ tư vấn hoặc chỉ định tùy vào tình hình thực tế của từng người.
  • Tiếp theo là tay nghề bác sĩ cao- giỏi chuyên môn và giàu y đức. Không chỉ giúp tình trạng viêm nha chu được cải thiện hiệu quả mà còn giảm thiểu sự đau nhức và chảy máu.
  •  Cơ sở vật chất hiện đại, cùng thiết bị y tế tiên tiến. Đây cũng là yếu tố quyết định tới chi phí bạn phải bỏ ra khi có nhu cầu điều trị bệnh viêm nha chu.

Bệnh nha chu là bệnh gì?

Nha chu là tổ chức ở quanh răng để chống đỡ và lưu giữ cho chân răng ở trong xương. Sở dĩ răng khỏe mạnh, được giữ trong xương hàm là nhờ vào dây chằng, nướu và xương ổ răng. Phần nướu ôm sát lấy răng có tác dụng che chắn cho mô nhạy cảm bên dưới khỏi bị vi khuẩn gây hại xâm nhập.

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh nha chu là gì?

Nguyên nhân gây bệnh nha chu

Nguyên nhân chính gây ra bệnh nha chu là do vệ sinh răng miệng kém làm tồn đọng mảng bám vi khuẩn lâu ngày xung quanh nướu, nướu răng bị viêm nhiễm. Các mảng bám này dần dần bị vôi hóa thành cao răng, khiến nướu viêm nặng hơn rồi chuyển sang giai đoạn viêm nha chu.

Ngoài ra, nguyên nhân khác gây bệnh nha chu là gì? Đó chính là sự tác động của các yếu tố:

  • Thay đổi nội tiết làm tăng sự nhạy cảm của nướu và tăng nguy cơ bị viêm lợi.
  •  Một số loại bệnh: ung thư, suy giảm hệ thống miễn dịch, đái tháo đường,... tăng nguy cơ nhiễm trùng, nhất là bệnh nha chu.
  • Thuốc: một số loại thuốc làm giảm lưu lượng nước bọt trong khi bản thân nước bọt lại rất cần để bảo vệ răng và nướu. Các loại thuốc này gồm: chống đau thắt ngực, chống co giật,… Việc dùng thuốc dễ khiến cho mô nướu phát triển bất thường.
Niềng răng cải thiện chức năng ăn nhai
Niềng răng cải thiện chức năng ăn nhai

Dấu hiệu nhận biết bệnh nha chu

Dấu hiệu bệnh nha chu là gì? Đó chính là các hiện tượng:

  • Lợi bị sưng đỏ, hay chảy máu, thường gặp nhất là khi đánh răng.
  • Hơi thở hôi.
  • Dùng tay ấn vào nướu thấy có mủ chảy ra.
  • Khi nhai có cảm giác không như bình thường.
  • Răng bị lung lay nhiều và di lệch nên ngày càng thưa ra.

3. Tính chất nguy hiểm của bệnh nha chu và phương pháp điều trị

3.1. Bệnh nha chu nguy hiểm như thế nào?

Bệnh nha chu có thể làm cho răng bị mất vĩnh viễn. Vi khuẩn gây bệnh viêm nha chu có thể xâm nhập vào trong máu qua mô nướu rồi ảnh hưởng đến phổi, tim cùng nhiều bộ phận khác của người bệnh và gây ra các bệnh lý khác như: bệnh hô hấp, viêm khớp dạng thấp, đột quỵ, động mạch vành,…

3.2. Điều trị bệnh nha chu

– Điều trị cho trường hợp khẩn cấp

+ Gồm những trường hợp bị áp xe niêm mạc hoặc nướu với các biểu hiện đặc trưng là tình trạng sưng đỏ và đau ở niêm mạc, sờ vào nướu thấy hiện tượng phập phồng.

+ Việc sử dụng thuốc chống viêm và kháng sinh có thể giúp khỏi ổ mủ tạm thời nhưng bệnh không chấm dứt mà còn tiến triển mạn tính, thỉnh thoảng sẽ bộc phát có cơn cấp tính rồi cứ thế tái diễn theo chu kỳ và trở nên trầm trọng.

– Điều trị không cần phẫu thuật

+ Tiến hành chỉnh sửa hoặc thay thế miếng trám kết hợp với phục hình nha khoa.

+ Nếu không thể giữ được răng, tùy từng trường hợp bác sĩ sẽ có đánh giá cụ thể để chỉ định răng cần nhổ.

+ Có biện pháp cố định cho chân răng lung lay.

+ Cạo cao răng và xử lý phần gốc răng.

+ Dùng thuốc sát khuẩn và thuốc chống viêm để chấm vào răng.

– Điều trị bằng phẫu thuật

Phương pháp này chỉ áp dụng khi đã thực hiện điều trị thông thường nhưng không có đáp ứng. Thường thì bác sĩ nha khoa sẽ lựa chọn một trong các hình thức sau:

+ Loại bỏ túi nha chu: tác dụng của phương pháp này là làm giảm độ sâu của túi nha chu nhờ đó mà việc vệ sinh làm sạch mảng bám trở nên dễ hơn.

+ Tái tạo: nếu túi nha chu sâu và có quá nhiều vi khuẩn sẽ làm tiêu hủy thêm xương và mô nha chu, răng bị lung lay với mức độ nghiêm trọng. Sau phẫu thuật sẽ đạt được kết quả là phần xương và mô nha chu được tái tạo lại.

bac si duong van thanh
Bác sĩ Dương Văn Thành

+ Ghép mô mềm: áp dụng với trường hợp chân răng bị lộ do tụt lợi. Phẫu thuật có khả năng phục hồi hư hại, chấm dứt tái phát tụt lợi làm phá hủy mô lợi cùng tổ chức xương xung quanh răng. Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ cân nhắc tiến hành phẫu thuật sao cho giảm được tình trạng ê buốt mà vẫn đảm bảo yếu tố hài hòa ở viền lợi.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm nha chu

Nếu  không được điều trị,thì răng của bạn có thể bị nới lỏng. Từ đó dẫn đến phải nhổ bỏ các răng. Các biến chứng của viêm nha chu bao gồm:

  • Áp xe răng
  • Răng lung lay, nó có thể cản trở việc ăn uống.
  • Tụt nướu và lộ chân răng.
  • Tăng nguy cơ xảy ra biến chứng khi mang thai. Nó bao gồm cả cân nặng khi sinh thấp và tiền sản giật
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh tim và bệnh hô hấp hay  tiểu đường.

Phòng bệnh nha chu như thế nào?

Có thể phòng bệnh nha chu bằng cách chủ động giữ gìn và  chăm sóc sức khỏe răng miệng như sau:

  • Chải răng đúng cách với bàn chải răng mềm và kem đánh răng. Dùng nước súc miệng có chứa flour vào buổi sáng lúc thức dậy, tối trước khi đi ngủ. Đặc biệt là sau mỗi bữa ăn để hạn chế thức ăn tích tụ bám trên răng tạo thành vôi răng.
  • Sử dụng chỉ nha khoa thay thế tăm để lấy thức ăn bám ở kẽ răng.
  • Khám răng định kỳ và lấy vôi răng 6 tháng/lần để hạn chế cao răng gây viêm lợi dẫn đến viêm nha chu.
  • Ngay khi phát hiện dấu hiệu của bệnh . Cần đến bác sĩ nha khoa sớm để điều trị và tránh để lâu dẫn đến tình trạng mất răng hoặc phải nhổ bỏ răng.
  • Ăn uống khoa học và hợp lý và tăng cường rau xanh và trái cây để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Trên đây là những chia sẻ của Nha Khoa Asoka hi vọng rằng những kiến thức này sẽ mang đến những thông tin hữu ích dành cho bạn. Liên hệ ngay với nha khoa để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0949148686