Niềng răng không còn quá xa lạ với chúng ta, vậy trường hợp nào thì nên niềng răng và có những phương pháp niềng nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Xem thêm: Niềng răng giai đoạn nào đau nhất?
1. Các trường hợp cần phải niềng răng
Nội dung chính
Niềng răng hô
Răng hô hay còn được gọi là răng vẩu hay khớp cắn sâu, khi hàm trên phát triển vượt mức bình thường sẽ khiến cho độ nhô môi cao, còn khi nhìn ở góc chính diện và các góc nghiêng thì nó có thể thất hàm trên và đưa ra trước nhiều gây mất thẩm mỹ cho người có tình trạng răng nhô.
Đối với trường hợp răng hô ở mức độ nặng cũng khiến cho cung hàm trên và dưới không đúng tỷ lệ, gây ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, còn về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến xương hàm và các khớp thái dương. Trong đó có một số nguyên nhân gây hô răng có thể là do các thói quen xấu từ nhỏ như là mút tay, hay ngậm ti giả và đẩy lưỡi… ngoài ra còn có nguyên nhân như là: răng hàm trên phát triển hơn so với răng hàm dưới, hoặc là răng hàm dưới lùi quá mức so với răng hàm trên.
Sau khi điều trị niềng răng hô thì răng sẽ đều đặn hơn và giảm bớt các tình trạng hô đáng kể, chỉ trừ những trường hợp hô do hàm thì cần phải kết hợp phẫu thuật hàm mới đạt được hiệu quả như mong đợi. Hiện niềng răng hô thường được bác sĩ chỉ định nhổ răng và thời gian niềng từ 2 – 3 năm (cái này tùy theo mức độ tình trạng răng nặng hay nhẹ của mỗi người)
Xem thêm: Niềng răng cho người trưởng thành
Niềng răng móm
Răng móm hay còn gọi là khớp cắn ngược, tức tình trạng răng hàm dưới phủ ngoài răng hàm trên, nó khiến khuôn mặt như bị khấp gãy và kém thẩm mỹ. Nguyên nhân gây ra tình trạng răng móm có thể do bẩm sinh di truyền lại hoặc cũng có thể là do những thói quen xấu từ nhỏ như: Mút tay, mút môi và đẩy lưỡi.
Hiện có ba dạng răng móm đó là:
- Móm do răng
- Móm do xương hàm
- Móm do răng và xương hàm
Và biểu hiện của tình trạng răng móm rất dễ nhận biết, đó là khi bạn có thể nhận biết với mắt thường bằng cách quan sát hàm răng:
Xương hàm dưới đưa ra phía trước nhiều hơn hàm trên
Khi bạn ngậm miệng lại thì răng hàm dưới phủ ngoài răng hàm trên
Cằm trông sẽ dài hơn và đưa về trước nhiều
Niềng răng thưa
Răng thưa là một trong các răng mọc cách nhau và giữa các răng có một khoảng hở. Hơn hết răng thưa khá mất thẩm mỹ mỗi khi cười đặc biệt với những trường hợp bị thưa răng cửa gây mất thẩm mỹ. Răng thưa khiến cho bạn sẽ cảm thấy khó chịu trong việc ăn uống bởi vì các thức ăn sẽ liên tục mắc vào kẽ răng và bạn sẽ phải tốn nhiều thời gian để làm sạch răng. Nguyên nhân của việc gây thưa răng có thể là do bẩm sinh, thiếu răng hay trên cung hàm rộng hơn mức bình thường nên khoảng cách các răng mọc rời nhau hơn. Chỉ bằng việc quan sát mắt thường chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra tình trạng thưa răng.
Và biện pháp được xử lý hiệu quả nhất lúc này sẽ là niềng răng để lấp đầy khoảng trống kéo các răng khít lại với nhau và răng sẽ trở nên đều đặn hơn.
Bạn sẽ giảm được thời gian vệ sinh răng sau khi niềng và bạn sẽ không còn lo lắng các thức ăn sẽ không còn bám dính nhiều vào kẽ răng nữa. Hiện thời gian niềng răng thưa thường sẽ nhanh hơn so với các tình trạng răng sai lệch khác khoảng từ 3 – 6 tháng.
Xem chi tiết: 20 tuổi niềng răng bao nhiêu tiền?
Niềng răng lệch lạc
Răng lệch lạc hay còn gọi là răng khấp khểnh – răng lòi sĩ… các răng lệch lạc thường mọc không đều đặn trên cung hàm, nó có thể mọc xoay ngang, đưa vào trong hoặc là đưa ra ngoài, hay cũng có thể là mọc chồng vào các vị trí răng khác. Nguyên nhân của tình trạng răng mọc lệch này có thể là do những thói quen xấu còn bé như mút tay hay đẩy lưỡi hay nhổ răng không đúng cách, thì cung hàm hẹp răng không đủ chỗ để mọc nên mọc chồng vào các vị trí răng khác. Và với những người mọc răng khôn cũng có thể gây xô lệch răng.
Răng lệch lạc rất dễ nhận biết, thì bạn có thể quan sát bằng mắt thường, tuy nhiên thì cũng cần thăm khám và chụp phim X-Quang để phân tích chính xác tình trạng răng hiện tại, để biết nguyên nhân răng lệch do đâu. Thông thường thì niềng răng lệch lạc sẽ mất từ 2 – 3 năm và khoảng 6 – 8 tháng khi đeo niềng, còn răng bạn cũng đã có xu hướng thay đổi đều đặn hơn trước rất nhiều.
Niềng răng mọc ngầm
Răng mọc ngầm là các răng mọc ở dưới nướu, hàm một ngày nào đó sẽ tách nướu mọc rồi lên và những chiếc răng mọc ngầm bất thường sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Còn trong những trường hợp đơn giản Bác sĩ có thể tiến hành niềng và kéo răng mọc ngầm về vị trí trên cung hàm. Tuy nhiên không phải lúc nào răng mọc ngầm cũng có thể niềng được đối với những chiếc răng mọc ngầm khó và xiêu vẹo Bác sĩ luôn đưa ra là lời là nhổ bỏ thay vì niềng, bởi niềng sẽ tốn nhiều thời gian, chi phí, kết quả sẽ không được như mong đợi mà còn gặp nhiều khó khăn khi niềng.
2. Các phương pháp niềng răng và chi phí niềng răng
Niềng răng chia thành hai nhóm chính là: Niềng răng mắc cài và niềng răng không mắc cài đối với niềng răng mắc cài lần lượt có các phương pháp như là: niềng răng mắc cài kim loại truyền thống, niềng răng mắc cài kim loại tự buộc và niềng răng mắc cài sứ, niềng răng mắc cài sứ tự buộc, niềng răng mắc cài kim loại mặt trong. Niềng răng không mắc cài là niềng răng trong suốt Invisalign.
Cùng tìm hiểu chi tiết cơ chế hoạt động và mức độ hiệu quả cũng như là chi phí của các phương pháp này nhé.
Niềng răng mắc cài kim loại truyền thống
Niềng răng mắc cài kim loại sử dụng hệ thống khí cụ mắc cài và dây cung, cùng với thun buộc để nắn chỉnh răng về vị trí đúng trên cung hàm và thời gian niềng răng sẽ rời từ 2 – 3 năm, tính hiệu quả kha cao. Tuy nhiên điểm trừ lớn cho phương pháp này chính là trong quá trình niềng sẽ không được thẩm mỹ, các thun buộc có thể bị vàng trong khi niềng và cần đi tái khám siết răng thay thun định kỳ.
Niềng răng mắc cài kim loại tự đóng
Tương tư với phương pháp niềng răng truyền thống sử dụng hệ thống khí cụ mắc cài và dây cung, thế nhưng không sử dụng thun buộc và thay vào đó là hệ thống nắp trượt cố định các mắc cài trên thân răng, từ đó tạo lực siết đều đặn và ổn định hơn. Chính vì vậy mà rút ngắn thời gian niềng so với mắc cài kim loại từ 3 – 6 tháng. Thế nhưng điểm trừ của phương pháp này chính là các nắp trượt mắc cài to nên khiến cho độ nhô môi nhiều hơn và nó không được thẩm mỹ trong quá trình niềng răng.
Xem thêm: Top 15 địa chỉ nha khoa uy tín nhổ răng khôn tại Hà Nội
Niềng răng mắc cài sứ cao cấp
Niềng răng mắc cài sứ hiện là hình thức thay mắc cài kim loại bằng mắc cài sứ tạo lực siết nắn chỉnh răng cực tốt. Niềng mắc cài sứ có ưu điểm là thẩm mỹ cao bởi màu sứ gần trùng với màu răng, khiến người đối diện sẽ khó có thể thấy được các mắc cài mà bạn đang đeo. Riêng mắc cài sứ, lực siết sẽ không mạnh như niềng kim loại vậy nên thời gian niềng răng có thể kéo dài hơn phương pháp niềng truyền thống từ 3 – 6 tháng.
Niềng răng mắc cài sứ cao cấp tự đóng
Tương tự niềng mắc cài sứ, thì niềng sứ tự đóng cũng sử dụng mắc cài bằng sứ và sử dụng hệ thống nắp trượt bằng sứ để cố định mắc cài trên răng, tạo lực siết để kéo răng về vị trí đúng bạn đầu. Niềng răng mắc cài sứ tự đóng có chi phí cao hơn so với 3 phương pháp niềng trên và có thời gian niềng sẽ rút ngắn, cũng như là hiệu quả nhanh hơn so với niềng sứ cao cấp sử dụng thun buộc từ 3 – 6 tháng.
Niềng răng mắc cài kim loại mặt trong
Niềng răng mắc cài kim loại mặt lưỡi cùng với cơ chế hoạt động tương tự niềng răng mắc cài kim loại truyền thống tuy nhiên điểm khác biệt lớn chính là các vị trí gắn mắc cài nằm bên trong răng và người đối diện sẽ không thấy các mắc cài. Phương pháp niềng mặt trong có tính thẩm mỹ nhất trong tất cả các cách niềng và có hiệu quả cao không kém niềng răng truyền thống. Nhưng chi phí niềng răng lại rất cao và đòi hỏi Bác sĩ phụ trách phải có tay nghề chuyên môn cao.
Niềng răng không mắc cài Invisalign
Niềng răng Invisalign là phương pháp niềng cải tiến được chế tác tại Mỹ hiện đại nhất, bộ khay niềng cho mỗi ca từ 20 – 40 khay và các khay niềng sẽ được thay định kỳ theo chỉ dẫn của Bác sĩ nha khoa. Điểm đặc biệt niềng răng không mắc cài này là sử dụng các khay trong suốt bằng nhựa đeo vào răng với mục đích dịch chuyển răng một cách từ từ về vị trí đúng, trong suốt quá trình niềng bạn sẽ không phải ngại ngùng bởi các khay niềng gần như vô hình khi đeo lên thân răng. Hiệu quả tương đối cao tuy nhiên chi phí niềng răng này có giá đắc nhất.
Bảng giá niềng răng mới nhất tại Nha khoa Asoka
BẢNG GIÁ NIỀNG RĂNG MỚI NHẤT TẠI NHA KHOA ASOKA |
|
Phương pháp | Chi phí |
Niềng răng mắc cài kim loại | 25 – 35 triệu đồng |
Niềng răng mắc cài kim loại tự khóa | 40 – 50 triệu đồng |
Niềng răng mắc cài sứ cao cấp | 40 – 50 triệu đồng |
Niềng răng mắc cài sứ cao cấp tự khóa | 50 – 55 triệu đồng |
Niềng răng mắc cài mặt trong | 75 – 110 triệu đồng |
Niềng răng không mắc cài Invisalign | 90 – 120 triệu đồng |
Xem thêm: Mới niềng răng xong không nên ăn gì?
3. Độ tuổi lý tưởng cần niềng răng
Trong niềng răng không có giới hạn độ tuổi nào nên niềng răng, chính vì vậy mà ở bất kỳ độ tuổi nào nếu bạn có những sai lệch về răng thì bạn đều có thể tiến hành niềng để cải thiện theo mong muốn. Tuy nhiên bạn vẫn nên niềng răng ở độ tuổi còn trẻ bởi lúc này các răng và xương hàm vẫn còn đang phát triển và mềm dễ sẽ nắn chỉnh hơn so với lớn tuổi răng và xương đã ngừng phát triể và, cứng chắc.
Thông thường độ tuổi niềng răng lý tưởng nhất để đạt hiệu quả tốt nhất và rút ngắn thời gian là ở độ tuổi trẻ em và đang phát triển, còn càng lớn tuổi hiệu quả niềng sẽ mất thời gian hơn, chi phí càng cao và mức độ đau hay khó khăn khi chỉnh nha cũng nhiều hơn khi còn trẻ. Chính vì vậy mà những bạn trẻ hoặc những bậc phụ huynh có con- em đang trong độ tuổi thích hợp niềng, hay có sai lệch về răng thì nên thăm khám sớm để sớm can thiệp chỉnh nha kịp thời đạt kết quả như mong đợi nhé
Ngoài ra các bạn trẻ cũng nên chủ động thăm khám răng thường xuyên để bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt nhất với Bác sĩ để được thăm khám chuyên sâu và có thể khi nhìn bằng mắt thường bạn không thể biết hay thấy sự sai lệch về răng của mình nhưng khi khám chuyên sâu với phim X-Quang và kinh nghiệm thì Bác sĩ sẽ phân tích về răng cũng như cấu trúc răng hàm của bạn chính xác nhất.
Còn nếu răng có những sai lệch thì bạn nên điều trị để kịp thời để bạn sở hữu nụ cười đẹp hoàn hảo hơn nhé.
Mọi thắc mắc cần được giải đáp hãy liên hệ ngay tới nha khoa Asoka để được tư vấn và giải đáp nhé!
Xem thêm: Quy trình niềng răng an toàn