Mách bạn – Mới niềng răng thì ngủ ở tư thế nào cho đúng?

Tư thế ngủ khi niềng răng như thế nào để bạn cảm thấy thoải mái nhất mà không ảnh hưởng đến răng miệng? Đây là một trong những vấn đề quan trọng bởi quá trình chỉnh nha sẽ diễn ra trong thời gian dài. Nếu tư thế ngủ không đúng, điều đó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe lẫn kết quả niềng răng. Cùng nha khoa Asoka tìm hiểu ngay sau bài viết dưới đây.

Tư thế ngủ khi niềng răng như thế nào để thoải mái nhất?

Thông thường, quá trình chỉnh nha sẽ diễn ra trung bình 6 – 18 tháng. Do vậy, bạn nên điều chỉnh thói quen sinh hoạt cho phù hợp để có kết quả tốt nhất, cũng như đảm bảo sức khỏe không bị ảnh hưởng trong suốt thời gian này. Nhiều người quan tâm đến các vấn đề như ăn uống, vệ sinh răng miệng. Tuy nhiên, tư thế ngủ khi niềng răng thường lại bị bỏ qua.

Theo các chuyên gia, bạn nên duy trì tư thế nằm ngửa khi ngủ. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên di chuyển môi nhiều trong khi ngủ. Điều này nhằm giúp hạn chế sự tiếp xúc giữa miệng và hệ thống mắc cài. Từ đó giúp tránh đau nhức hoặc ngăn các vết thương hở trong khoang miệng.

Ngoài việc hạn chế nằm nghiêng để giảm áp lực tác động lên răng, bạn cũng không nên nằm sấp. Nếu tư thế ngủ tạo áp lực lên răng thì không chỉ gây đau nhức mà còn khiến người bệnh có nguy cơ mắc viêm nướu, sưng lợi, chảy máu chân răng rất cao.

tu-the-ngu-khi-nieng

Tư thế ngủ khi niềng răng ảnh hưởng như thế nào?

Trên thực tế, nếu bạn vẫn giữ tư thế ngủ nằm nghiêng như bình thường thì các mắc cài có thể tiếp xúc với má trong, gây trầy xước và đau rát. Không chỉ vậy, trong giai đoạn đầu của quá trình chỉnh nha, bạn có thể gặp phải các triệu chứng sưng tấy, đau nhức do chưa quen với các khí cụ. Cơn đau dai dẳng trong các tháng đầu có thể làm ảnh hưởng đến giấc ngủ. Do vậy, điều chỉnh tư thế sao cho thoải mái khi ngủ trong lúc này rất quan trọng.

Không chỉ vậy, ngay khi bạn đã quen với hệ thống mắc cài trong miệng và không cảm thấy đau nữa thì vẫn nên ngủ đúng tư thế. Bởi nếu bạn nằm nghiêng hẳn về một bên hoặc nằm sấp khiến hệ thống mắc cài tiếp xúc trực tiếp với khoang miệng thì còn có thể gây ra các vết loét. Điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai trong những ngày tiếp theo. Vì vậy, điều chỉnh và thích nghi với tư thế ngủ khi niềng răng khá quan trọng.

Bên cạnh tư thế ngủ, bạn cũng nên duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh để đảm bảo sức khỏe. Một vài điều mà bạn cần lưu ý trong khoảng thời gian này là thực đơn dinh dưỡng đủ chất, thường xuyên tập thể dục thể thao, đi ngủ đúng giờ. Lưu ý nhỏ, bạn cũng có thể lựa chọn gối làm từ chất liệu cao su và vừa vặn với đầu, cổ vai gáy. Từ đó tạo tư thế ngủ thoái mái nhất, giúp giấc ngủ sâu hơn.

Những câu hỏi thường gặp

Việc duy trì tư thế ngủ đúng khi niềng răng giúp đảm bảo sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc về các vấn đề khác trong quá trình chỉnh nha có thể kể đến như sau:

Bị tật nghiến răng khi ngủ trong quá trình niềng răng phải làm sao?

Nghiến răng là một thói quen xấu của nhiều người trong lúc ngủ. Khi đó, cơ hàm siết chặt vào nhau gây ra những âm thanh khó chịu. Thói quen này diễn ra lâu ngày mà không có biện pháp khắc phục có thể dẫn đến các bệnh lý răng miệng. Nguyên nhân nghiến răng có thể đến từ việc bị rối loạn khớp cắn, do người bệnh căng thẳng hoặc là tư thế khi ngủ. Nếu có thói quen này, bạn nên báo với bác sĩ để có kế hoạch hỗ trợ phù hợp.

nghien-rang

Ngoài ra, thói quen này còn có thể khắc phục bằng các phương pháp như:

  • Đeo máng chống nghiến răng: Đây là dụng cụ được thiết kế như một miếng đệm để ngăn giữa 2 hàm răng.
  • Kiểm soát stress: Áp lực, căng thẳng là một trong những nguyên nhân gây nghiến răng. Vì vậy, bạn có thể xây dựng thói quen sống lành mạnh để giảm bớt áp lực.
  • Thực hiện các bài tập cho hàm và lưỡi: Các bài tập cử động cơ hàm mặt có thể giúp bạn giảm nghiến răng khi ngủ.
  • Duy trì chế độ ăn sạch: Không chỉ cần ăn đủ chất, bạn còn cần bổ sung Canxi và khoáng chất nhằm củng cố sự chắc khỏe của răng.

Bị đau răng niềng khi ngủ phải làm sao?

Khoảng thời gian đầu của quá trình chỉnh nha, bạn sẽ thấy đau răng. Nguyên nhân một phần đến từ chưa quen hoặc do lực siết mạnh từ hệ thống khí cụ. Nếu gặp phải trường hợp này, bạn có thể dùng tay để massage nhẹ nhàng lên 2 vùng má, hoặc dùng khăn chườm lạnh. Trong khi đó, bạn vẫn cần đảm bảo tư thế ngủ khi niềng răng đúng chuẩn để tránh các ảnh hưởng khác.

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng sáp nha khoa để giảm bớt sự sắc nhọn của mắc cài khi tiếp xúc với miệng. Trong trường hợp đau nhiều, bạn cũng có thể dùng thuốc giảm đau theo đơn bác sĩ. Nếu vẫn không thuyên giảm, bạn nên đến nha khoa để được thăm khám và điều trị.

Cách vệ sinh răng trong quá trình niềng như thế nào?

Bên cạnh tư thế ngủ khi niềng răng, vệ sinh răng miệng là vấn đề rất quan trọng. Bởi khi đó, các vụn thức ăn rất dễ mắc vào kẽ răng, mắc cài. Nếu không được làm sạch, nó có thể tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển. Một số vấn đề bạn cần lưu ý là:

  • Dùng chỉ nha khoa để làm sạch vụn thức ăn trước khi đánh răng.
  • Sử dụng bàn chải lông mềm kết hợp với kem đánh răng ngừa sâu răng hoặc có thành phần thảo dược. Trong khi đánh răng, bạn nên vệ sinh răng đúng cách, tránh dùng lực quá mạnh. Đồng thời chải răng xoay tròn khắp các bề mặt răng trong khoảng 2 – 3 phút.
  • Nên dùng các dụng cụ hỗ trợ như: Máy tăm nước, nước súc miệng, bàn chải điện để làm sạch răng tốt hơn.
  • Nên vệ sinh lưỡi để ngăn ngừa vi khuẩn tích tụ.

Tư thế ngủ khi niềng răng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình điều trị và chất lượng giấc ngủ của bạn. Bạn nên chọn tư thế ngủ phù hợp với niềng răng và tuân theo những lưu ý khi ngủ khi niềng răng để bảo vệ răng miệng và cải thiện giấc ngủ. Mong rằng bài viết trên đã giúp bạn có những kiến thức hữu ích để chăm sóc sức khỏe răng miệng của mình tốt hơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0949148686