Cuống Răng Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng & Cách Điều Trị Hiệu Quả

Xin chào quý bạn đọc, tôi là bác sĩ Dương Văn Thành với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nha khoa. Hôm nay, tôi muốn chia sẻ với các bạn về một bộ phận quan trọng nhưng thường bị bỏ qua của răng, đó chính là cuống răng. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cuống răng là gì, tại sao nó lại bị viêm và cách phòng ngừa hiệu quả.

1. Cuống răng là gì

Cuống răng là phần chân răng nằm ẩn sâu dưới nướu, đóng vai trò như một chiếc mỏ neo vững chắc, kết nối thân răng với xương hàm. Có thể hình dung cuống răng như phần gốc của cây, giúp cây bám chắc vào lòng đất. Tương tự, cuống răng giúp răng chúng ta đứng vững trong khoang miệng, chịu được lực nhai và nghiền thức ăn hàng ngày.

Cấu tạo của cuống răng bao gồm:

  • Ngà răng: Lớp mô cứng chắc bao bọc và bảo vệ tủy răng.
  • Tủy răng: Phần mềm mại nằm trong cùng của răng, chứa các mạch máu và dây thần kinh quan trọng.
  • Dây chằng nha chu: Các sợi mô liên kết giúp gắn kết cuống răng với xương ổ răng.

Cuống răng không chỉ giúp răng bám chắc vào xương hàm mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn truyền mạch máu và dây thần kinh nuôi dưỡng răng, đảm bảo răng luôn khỏe mạnh và hoạt động tốt.

Cuong-rang

2. Viêm cuống răng là bệnh gì?

Viêm cuống răng là bệnh lý gặp phải khi các thành phần mô quanh cuống bị tổn thương và xảy ra viêm nhiễm. Đây là tổn thương có nhiễm khuẩn với các loại vi khuẩn bao gồm cả vi khuẩn ái khí và yếm khí. Những vi khuẩn có hại này xâm nhập từ mô tủy hoặc mô nha chu bị viêm, từ đó gây ra phản ứng viêm tại vùng mô quanh phần cuống của răng. Chính vì sự phát triển của viêm tủy răng và viêm nha chu lan xuống và tạo nên viêm cuống nên đây cũng là một loại bệnh răng miệng phổ biến chỉ sau các bệnh đó.

Bệnh lý này thường được chia thành 3 loại: Viêm cuống cấp, viêm cuống bán cấp và viêm cuống mạn. Để chẩn đoán chính xác bệnh viêm quanh cuống, bên cạnh các biểu hiện lâm sàng, sau khi khám các nha sĩ sẽ chỉ định chụp X quang để thấy rõ hơn tình trạng răng.

viem-quanh-cuong-rang

3. Nguyên nhân viêm cuống răng

3.1. Do nhiễm khuẩn

Viêm tủy nặng khiến vi khuân xâm nhập sâu xuống tận cuống răng

– Bệnh lý viêm tủy, hoại tử tủy là nguồn gốc cho sự sinh sôi và phát triển của vi khuẩn có hại tới răng miệng, những vi khuẩn này sẽ tấn công tiêp dẫn đến biến chứng là viêm quanh cuống răng.

– Sâu răng với các lỗ sâu chứa đầy vi khuẩn, làm giải phóng hàng loạt các chất có hại vào vùng mô xung quanh cuống, bao gồm: nội độc tố và ngoại độc tố vi khuẩn sản sinh, các enzyme làm tiêu protein, các enzyme phá hủy cấu trúc sợi chun và sợi tạo keo,…

– Nhiễm khuẩn tại các vị trí quanh răng, vi khuẩn từ khu vực này xâm nhập vào vùng cuống của răng.

viem-quanh-rang

3.2. Do sang chấn răng

– Đối với sang chấn cấp tính:

Sang chấn gây tác động mạnh lên răng, làm đứt các mạch máu ở cuống răng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, gây viêm quanh cuống, hầu hết là viêm quanh cuống cấp tính.

– Đối với sang chấn mạn tính:

Thường là các sang chấn độ nhẹ như sang chấn khớp cắn, núm phụ, do tật nghiến răng, thói quen xấu như cắn chỉ, cắn đinh,… lặp lại thường xuyên, gây nên tổn thương và hình thành bệnh viêm quanh cuống mạn tính.

3.3. Do sai sót trong điều trị

Những sai sót trong điều trị có thể kể đến chất hàn thừa, chụp mão sứ quá cao gây sang chấn khớp cắn hoặc sai sót trong quá trình chữa tủy:

– Trong quá trình làm sạch ống tủy và lấy tủy vô tình các chất bẩn bị đẩy ra vùng cuống hoặc các dị vật như bột tan từ găng tay, sợi cellulose từ côn giấy,… xâm nhập và gây bội nhiễm

– Trường hợp tắc ống tủy do tác nhân cơ học, ví dụ như gãy dụng cụ hoặc do tác nhân hữu cơ như hình thành nút ngà mùn trong ống tủy.

– Lỗ cuống răng bi xé rộng hoặc di chuyển.

– Vi khuẩn kháng lại các chất sát trùng ống tủy xảy ra ở các răng điều trị tủy lại.

– Sử dụng thuốc sát khuẩn quá mạnh khi điều trị các bệnh răng miệng hoặc có tính chất kích thích mạnh tới vùng cuống (như trioxymethylene).

– Các chất hàn quá cuống cũng là nguyên nhân cho vi khuẩn lưu lại và phát triển.

4. Các biểu hiện của viêm cuống răng

4.1 Viêm quanh cuống răng cấp

Khi bị viêm quanh cuống cấp, người bệnh không chỉ cảm thấy đau răng mà còn đi kèm với rất nhiều triệu chứng khác như:

– Sốt cao ≥ 38˚C, mệt mỏi, có các dấu hiệu của nhiễm trùng như: môi khô, lưỡi bẩn, có thể có hạch ở vùng dưới hàm.

– Đau nhức răng: Đau tự nhiên không cần tác động, kéo dài, liên tục, dữ dội, đau lan lên nửa đầu và tăng lên khi nhai. Ở bệnh lý này, bệnh nhân ít đáp ứng với thuốc giảm đau và có thể xác định rõ dược vị trí răng bị đau.

– Có cảm giác chồi răng: Răng đau ngay cả trước khi cắn, khi mới chạm nhẹ, làm bệnh nhân không dám ăn nhai bình thường.

– Niêm mạc, lợi tương ứng vùng cuống viêm bị sưng đỏ, ấn đau, mô lỏng lẻo.

– Vị trí má tương ứng với răng tổn thương bị sưng nề, đỏ, ấn đau và có thể có hạch tương ứng.

– Màu răng có thể đổi hoặc vẫn giữ nguyên màu.

– Răng lung lay rõ ở mức độ 2,3.

– Gõ dọc răng đau dữ dội hơn hẳn so với khi gõ ngang răng.

– Kết quả chụp Xquang có thể có hình ảnh mờ vùng cuống, ranh giới không rõ và dây chằng quanh cuống giãn rộng.

– Xét nghiệm máu cho kết quả tăng bạch cầu đa nhân trung tính, máu lắng tăng…

thung-san-rang

4.2 Viêm quanh cuống răng bán cấp

– Sốt nhẹ dưới 38˚C hoặc không sốt, nhưng bệnh nhân vẫn cảm thấy khó chịu và đau đầu.

Đau nhức răng: Đau liên tục và âm ỉ ở răng đang bị viêm.

– Có cảm giác chồi răng, đau tăng lên khi 2 hàm chạm nhau.

– Vùng mặt tương ứng với vị trí răng bị viêm ít sưng nề và có thể xuất hiện hạch nhỏ di động.

– Ngách lợi tương ứng răng bị viêm cuống có biểu hiện tấy đỏ nhẹ, căng tức, ấn đau.

– Răng có thể đổi sang màu xám hoặc không

– Có tổn thương sâu răng rõ ở các mặt răng.

– Răng lung lay ở mức độ 1, 2.

– Gõ dọc răng đau nhiều hơn hẳn so với khi gõ ngang răng.

– Kết quả chụp Xquang có thể có hình ảnh mờ ở vùng cuống răng, tình trạng dây chằng giãn nhẹ.

mon-co-chan-rang

4.3 Viêm quanh cuống răng mạn

Bệnh lý viêm cuống mạn thường gặp ở bệnh nhân có tiền sử bị đau răng do áp xe quanh cuống cấp, viêm tủy cấp hoặc viêm quanh cuống cấp. Các biểu hiện thường thấy cũng khác so với viêm cuống cấp hoặc bán cấp:

– Màu răng đổi màu xám đục ở ngà răng, ánh qua lớp men.

– Vùng ngách lợi quanh vị trí cuống bị viêm có thể hơi nề, có lỗ rò vùng cuống. Đôi khi lỗ rò có thể ở vị trí khác tùy vị trí nang và áp xe.

– Gõ răng không đau hoặc chỉ đau nhẹ ở vùng cuống của răng, tuy nhiên tình trạng này chỉ diễn ra trong các đợt viêm cấp hoặc bán cấp của thể mạn tính.

– Tiêu xương ổ răng nên răng có thể bị lung lay.

– Kết quả chụp Xquang có thể cho thấy rõ hình ảnh nguồn gốc của ổ mủ.

5. Cách Điều Trị Viêm Cuống Răng

Việc điều trị viêm cuống răng phụ thuộc vào mức độ và tình trạng viêm nhiễm. Tuy nhiên, mục tiêu chung của điều trị là loại bỏ ổ viêm, bảo tồn răng thật và ngăn ngừa tái phát.

  • Lấy tủy răng: Đây là phương pháp điều trị phổ biến nhất cho viêm cuống răng. Bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ tủy răng bị viêm nhiễm, làm sạch và trám bít ống tủy để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập trở lại. Sau đó, răng sẽ được phục hình bằng mão răng hoặc miếng trám để đảm bảo chức năng ăn nhai.
  • Hàn trám răng: Trong trường hợp viêm cuống răng nhẹ, bác sĩ có thể chỉ cần loại bỏ phần mô răng bị sâu và trám bít lại bằng vật liệu nha khoa.
  • Nhổ răng: Đây là biện pháp cuối cùng khi không thể bảo tồn răng thật. Răng sẽ được nhổ bỏ và thay thế bằng răng giả hoặc implant.

Sau khi điều trị, bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn của bác sĩ về vệ sinh răng miệng và tái khám định kỳ để đảm bảo kết quả điều trị tốt nhất.

Cuống răng là một bộ phận quan trọng của răng, đóng vai trò không nhỏ trong việc duy trì sức khỏe răng miệng. Viêm cuống răng là một bệnh lý răng miệng nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng nếu không được điều trị kịp thời. Bằng cách thực hiện các biện pháp phòng ngừa đơn giản và đến gặp bác sĩ nha khoa ngay khi có dấu hiệu bất thường, bạn có thể bảo vệ sức khỏe răng miệng của mình một cách tốt nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0949148686