Nha sĩ cho biết, mặc dù mất răng, rụng răng, gãy là tình trạng khá phổ biến, nhưng đây không phải là một phần tất yếu của quá trình lão hóa. Răng không chết tự nhiên, mà chính chúng ta giết chúng. Nói cách khác, một số loại bệnh tật hoặc chấn thương là nguyên nhân khiến bạn bị rụng răng.
1. Mất răng do chấn thương
Nội dung chính
Khi một lực cường độ mạnh tác động vào vật thể bất động như răng, nhiều khả năng bạn sẽ bị rụng răng. Có nhiều loại chấn thương khiến bạn bị rụng răng, từ việc bị một quả bóng chày đập vào đến việc cắn vào một thanh kẹo đông lạnh.
Răng là công cụ nhai tuyệt vời, nhưng bạn không thể dùng răng cho những việc như:
- Tháo nút hoặc nắp chai, hộp
- Cắn vỡ đá viên, vỏ hạt hoặc hạt bỏng ngô chưa bung nở
- Nhai đầu bút chì hoặc bút mực
- Giữ móc quần áo
- Tháo lỏng nút thắt hoặc xé tem nhãn
- Cắt chỉ.
Một số người có thói quen cắn và nghiến răng khi đối mặt với tình huống căng thẳng, nhưng hành động này cũng có thể tác động quá mức cho răng của bạn. Ngoài ra, tình trạng dấu cắn không cân bằng cũng đáng được quan tâm.
2. Rụng răng, gãy răng, mất răng là bệnh gì?
Mảng bám trên răng là sự tích tụ của vi khuẩn cư trú trong các chất dính trên răng, gây sâu răng và có thể dẫn đến bệnh nha chu, làm viêm nướu và phá hủy các mô hỗ trợ, như dây chằng và xương ổ răng. Tình trạng này có thể làm cho răng bị lung lay, và cuối cùng là mất răng.
Vệ sinh răng miệng kém và ít khi đi khám nha khoa là những yếu tố góp phần lớn. Ngoài ra còn có các yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh nha chu và bị rụng răng, bao gồm:
- Hút thuốc
- Dinh dưỡng kém
- Bệnh tiểu đường
- Tăng huyết áp
- Viêm khớp.
Thay đổi hormone khi mang thai cũng có thể ảnh hưởng đến phản ứng của người phụ nữ đối với một số bệnh lý. Vì vậy, điều đặc biệt quan trọng là phải đến nha sĩ chăm sóc răng thường xuyên trong suốt thai kỳ.
Những người chậm phát triển và mắc các khuyết tật khác cũng có nguy cơ bị rụng răng cao hơn, bởi vệ sinh cá nhân và dinh dưỡng bị hạn chế. Do đó, người chăm sóc cần phải nghĩ cách để trợ giúp, hạn chế tình trạng hư răng, mất răng của những đối tượng này.
Nhiều người cũng đặt ra câu hỏi: Còn trẻ đã bị rụng răng có sao không? Thực tế thì bệnh nha chu khởi phát sớm cũng là một mối quan tâm. Theo Bác sĩ một bệnh nhân dưới 40 tuổi bị bệnh nha chu là rất đáng lo ngại, bởi đây là đối tượng đặc biệt nhạy cảm.
3. Cách phòng tránh bị rụng răng
3.1. Thường xuyên khám nha khoa
Để ngăn ngừa mất răng, bạn cần phối hợp chặt chẽ với nha sĩ để chăm sóc răng miệng. Đặt lịch và có mặt đầy đủ trong những cuộc hẹn nha sĩ yêu cầu. Tần suất cần đến phòng khám nha khoa sẽ đi tùy thuộc vào trường hợp cụ thể của mỗi người. Trung bình là 2 lần/năm, nhưng nếu bị bệnh nướu răng, bạn có thể cần phải đi khám thường xuyên hơn.
Hãy chắc chắn rằng nha sĩ có thực hiện đánh giá nha chu đầy đủ cho bạn ít nhất hàng năm. Nghĩa là mỗi năm, bạn phải được đo khoảng trống dưới nướu bằng đầu dò nha chu và chụp X-quang hoàn chỉnh để đánh giá mức độ xương.
3.2. Bàn chải và chỉ nha khoa
Đầu tiên, bạn cần rửa sạch tay. Chải răng hai lần một ngày bằng bàn chải lông mềm và dùng chỉ nha khoa mỗi ngày một lần. Xét về lý thuyết, bạn sẽ không cần phải xỉa răng nếu có thể tiếp cận tất cả các phần của miệng bằng bàn chải đánh răng.
Nhưng thực tế là việc đánh răng thông thường không thể làm sạch toàn bộ khoang miệng, vì vậy bạn cần dùng chỉ nha khoa để làm sạch các ngóc ngách và khe hở. Nếu bạn không biết cách làm sạch răng toàn diện, hãy hỏi nhân viên trong ngành hoặc nha sĩ.
Các mẹo khác để ngăn vi khuẩn phát triển và ngăn ngừa bị rụng răng bao gồm:
- Sử dụng kem đánh răng có chứa florua
- Thỉnh thoảng hãy rửa bàn chải đánh răng sạch sẽ hoặc ngâm vào cốc nước súc miệng
- Để bàn chải đánh răng khô hoàn toàn sau mỗi lần đánh răng
- Không dùng chung bàn chải đánh răng với bất kỳ ai.
- Kem đánh răng cho trẻ 21 tháng tuổi không chứa nhiều fluoride
- Hãy sử dụng kem đánh răng có chứa florua để ngăn vi khuẩn phát triển và bị rụng răng
3.3. Kiểm soát cắn và nghiến răng
Cắn và nghiến có thể làm mòn răng của bạn. Vì thế các kỹ thuật kiểm soát căng thẳng và thư giãn đúng cách sẽ giúp ích rất nhiều trong việc ngăn ngừa bị rụng răng. Ngoài ra, nếu bạn có thói quen nghiến răng vào ban đêm, nha sĩ có thể cung cấp một biện pháp để bảo vệ khớp cắn để giải tỏa áp lực lên răng của bạn.
3.4. Lựa chọn đúng món nên ăn
Mặc dù thói quen dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp ích rất nhiều, tuy nhiên bạn không cần một chế độ ăn kiêng, đặc biệt để tránh bị rụng răng. Thay vào đó, chỉ cần đáp ứng đủ nhu cầu hàng ngày về canxi và vitamin C, cộng với uống nhiều nước là đã đặc biệt hữu ích cho răng và nướu của bạn.
Chuyên gia cho biết đường là một siêu nhiên liệu cho vi khuẩn sản xuất axit và enzym. Vì vậy, hãy cắt giảm lượng đường hoặc hạn chế đưa vào miệng để tránh gây hại.
Người bị mất răng cũng thường bị hạn chế ăn uống. Cụ thể, những người không có răng có xu hướng ăn mềm, nhiều carbohydrate. Họ cũng không thể ăn các loại thực phẩm giàu protein, nhiều chất xơ.
Trong khi những món này là nhóm dinh dưỡng thiết yếu, đặc biệt càng quan trọng hơn khi chúng ta già đi. Chính sự thiếu hụt dưỡng chất như vậy lại góp phần gây ra một loạt các vấn đề khác, chẳng hạn như bệnh tim hoặc tiểu đường.
3.5. Từ bỏ hút thuốc
Hút thuốc ảnh hưởng đến nguồn cung cấp máu nuôi nướu, làm tăng tỷ lệ mắc và mức độ nghiêm trọng của bệnh nha chu.
Thuốc lá không khói thậm chí còn có tác hại nhiều hơn đối với nướu răng. Chuyên gia cho biết những người hút thuốc khó điều trị hơn và phản ứng của họ với liệu trình chữa trị cũng khó dự đoán hơn. Nếu bạn bỏ thuốc lá, bạn sẽ giảm tỷ lệ mắc bệnh tim cũng như bệnh nha chu.
3.6. Theo dõi tốt bệnh mãn tính
Nếu mắc bệnh mãn tính, bạn có thể cần phải chăm sóc răng miệng nhiều hơn. Ví dụ, những người bị bệnh tiểu đường kiểm soát không tốt, có thể gặp khó khăn trong việc chống lại nhiễm trùng và chữa lành vết thương. Nếu mắc bệnh tiểu đường, bạn cần đặc biệt chú ý đến việc kiểm soát đường huyết, cũng như chăm sóc răng miệng và kiểm tra sức khỏe thường xuyên.
Liên hệ với nha sĩ nếu bạn thấy các dấu hiệu của bệnh nha chu, chẳng hạn như: nướu đỏ, đau hoặc chảy máu.
4. Ngăn ngừa trẻ bị rụng răng từ sớm
Các bậc làm cha mẹ cần chú ý: Cũng giống như các khía cạnh khác, chăm sóc trước khi sinh và dinh dưỡng tốt có thể thúc đẩy răng của con phát triển khỏe mạnh. Điều này thậm chí còn đặc biệt quan trọng trong khi mang thai, bởi răng của thai nhi bắt đầu hình thành vào tháng thứ 3 đến tháng thứ 5 của thai kỳ.
Một vài lời nhắc nhở dành cho cha mẹ:
- Không bao giờ cho trẻ đi ngủ khi đang bú bình sữa hoặc chất lỏng ngọt. Điều này sẽ khiến đường ngập trong miệng của con cả đêm
- Thỉnh thoảng lau nướu của trẻ bằng gạc vô trùng, ngay trước hoặc khi răng mọc
- Khi con bạn đang học đánh răng, hãy để con đứng trước và quay lưng về phía bạn, sau đó ngước mặt nhìn lên bạn, tư thế này làm cho miệng con mở ra
- Cho con sử dụng kem đánh răng có chứa fluor, nhưng cần đảm bảo rằng trẻ sẽ biết nhổ ra sau khi đánh răng xong
- Hỏi nha sĩ về chất trám bít – một loại nhựa phủ cho bề mặt nhai của răng
- Cho trẻ sử dụng dụng cụ bảo vệ miệng khi chơi các môn thể thao có tiếp xúc, va chạm nhiều.
Nhiều thói quen lối sống lành mạnh, bao gồm kiểm soát căng thẳng, cân nặng hợp lý, ngủ đủ giấc và dùng thực phẩm bổ dưỡng – đều có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh nha chu hoặc làm chậm sự tiến triển của bệnh. Nhìn chung, bạn chăm sóc cơ thể mình càng tốt thì lợi ích sức khỏe càng rộng, bao gồm cả ngắn ngừa bị rụng răng.
Nha Khoa Asoka là địa chỉ thăm khám, điều trị và phòng ngừa các bệnh lý về răng ham mặt. Khi thực hiện quy trình thăm khám tại Nha Khoa Asoka, Quý khách hàng sẽ được đón tiếp và sử dụng cơ sở vật chất, hệ thống máy móc hiện đại đi kèm với các dịch vụ y tế hoàn hảo dưới sự chỉ dẫn, tư vấn của các bác sĩ giỏi, được đào tạo bài bản ở cả trong và ngoài nước.