Răng sứt mẻ phải làm sao? Cách điều trị như nào? Cùng Nha Khoa Asoka tìm hiểu bài viết này. Răng sứt mẻ không chỉ gây mất tính thẩm mỹ của hàm răng mà nó còn làm giảm sút lực nhai cũng như ảnh hưởng xấu tới sức khỏe răng miệng. Hiện tại 3 phương pháp đang được áp dụng để khắc phục răng bị sứt, mẻ đó là hàn trám răng, bọc dán sứ hoặc trồng răng mới
Ưu đãi xử lý răng vỡ mẻ ở Nha Khoa Asoka
Chào đón tết 2025. Nha khoa Asoka gửi đến Quý khách hàng chương trình ưu đãi xử lý răng vỡ mẻ áp dụng khi đăng kí qua website
- Miễn phí tư vấn và thăm khám
- Miễn phí chụp X Quang bằng máy CT Cone Beam
- Giảm 30% Chi phí hàn trám răng
- Miễn phí trả góp khi trồng răng Implant
- Giảm 20% chi phí bọc răng sứ
Phương pháp xử lý | Tình trạng áp dụng | Chi phí ở Asoka |
Hàn trám răng | Răng bị vỡ mẻ nhỏ, không ảnh hưởng đến tủy răng. | 300.000 – 800.000 VND |
Bọc răng sứ, Điều trị tủy | Răng bị vỡ mẻ lớn, ảnh hưởng đến tủy răng hoặc răng bị sứt mẻ nặng. | 2.000.000 – 10.000.000 VND |
Trồng răng implant | Răng bị mất hoàn toàn. | 9.900.000 – 36.000.000 VND |
Nội dung chính
1. Nguyên nhân khiến cho răng dễ bị sứt mẻ
Một số những nguyên nhân khiến tình trạng răng bị sứt mẻ thường có thể kể đến.
- Răng bị va đập mạnh vào nhau hoặc chịu lực tác động mạnh từ bên ngoài khi xảy ra tai nạn.
- Thói quen nghiến răng khi ngủ hoặc chải răng không đúng cách sẽ làm men răng bị mài mòn dần theo thời gian.
- Khi răng mắc các vấn đề như sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu, viêm tủy… chúng sẽ trở nên nhạy cảm hơn bình thường và dễ nứt vỡ khi ăn nhai hàng ngày.
- Ăn thường xuyên các thực phẩm cứng và dai sẽ tạo áp lực lớn cho răng khi nhai để nghiền nhỏ thức ăn trước khi tiêu hóa.
- Sử dụng nhiều thực phẩm có chứa axit như dưa chua, trái cây cam quýt, cà chua, đồ uống có gas… sẽ làm men răng bị mòn nhanh chóng và trở nên yếu.
- Khi cơ thể thiếu canxi, lớp men răng sẽ mỏng hơn, làm cho răng dễ gãy vỡ trong quá trình ăn nhai hàng ngày.
2. Những ảnh hưởng tiêu cực mà răng sứt mẻ mang lại
Răng sứt mẻ chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng lớn tới tính thẩm mỹ của hàm răng và làm giảm chức năng ăn nhai. Không chỉ vậy, bạn còn có nguy cơ cao mắc nhiều bệnh lý răng miệng.
Răng sứt mẻ gây mất thẩm mỹ
Nếu như răng bị sứt mẻ ở những vị trí khó nhìn thấy như là răng hàm thì sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến tính thẩm mỹ. Tuy nhiên, đối với trường hợp mẻ răng cửa hoặc là răng nanh thì hoàn toàn ngược lại bởi đây là các nhóm răng lộ ra bên ngoài nhiều nhất khi cười hoặc nói .
Khi răng sứt mẻ, thì chắc chắn bạn sẽ trở nên tự ti và mặc cảm, đồng thời không còn thoải mái trong quá trình giao tiếp hàng ngày nữa. Nếu tình trạng trên diễn ra trong thời gian dài, thì các mối quan hệ xã hội và cả công việc của bạn đều sẽ ảnh hưởng đáng kể.
Răng sứt mẻ làm giảm chức năng ăn nhai
Các răng bị mẻ thường sẽ yếu và nhạy cảm hơn so với bình thường. Và khi đó, tình trạng đau nhức và ê buốt trong quá trình ăn nhai hàng ngày là điều rất khó tránh khỏi. Đặc biệt là đối với các nhóm răng đảm nhận chức năng nhai và nghiền nát thức ăn chính điển hình như răng cấm.
Còn nếu thức ăn không được nghiền nhỏ thì sẽ khiến cho dạ dày cùng với các cơ quan khác trong cơ thể phải hoạt động nhiều hơn, để quá trình tiêu hóa được diễn ra thuận lợi. Và sau một khoảng thời gian, thì chúng sẽ dần bị suy yếu và kéo theo nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như là viêm dạ dày hay rối loạn hệ tiêu hóa hoặc là viêm đại tràng.
Tăng nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng
Ngoài việc gây mất thẩm mỹ và giảm sút lực nhai, thì hiện tượng răng sứt mẻ còn làm tăng khả năng mắc nhiều bệnh lý về răng miệng. Bởi vì cấu trúc răng bị phá vỡ sẽ tạo điều kiện cực kỳ thuận lợi cho các vi khuẩn gây hại xâm nhập vào sâu bên trong và gây nên những bệnh lý như là sâu răng, viêm tủy và áp xe răng…
Sứt, mẻ răng kéo dài nhiều ngày còn có thể làm cho xương hàm của bạn bị viêm nhiễm. Và chỉ sau một thời gian ngắn,thì vi khuẩn sẽ lan rộng sang những chiếc răng ở vị trí liền kề và hệ thống dây thần kinh phía dưới. Lúc đó bạn phải đối mặt với những cơn đau nhức dữ dội, hay thậm chí là liệt cơ hàm vĩnh viễn.
3. Cách khắc phục răng sứt mẻ
Hiện 3 phương pháp khắc phục tình trạng răng bị sứt mẻ đang được áp dụng phổ biến tại nha khoa đó là trám răng hay bọc răng sứ và trồng răng . Mỗi biện pháp sẽ có đặc điểm riêng biệt và phù hợp với từng mức độ mẻ răng khác nhau.
Trám hàn răng
Phương pháp trám răng thường được các bác sĩ tư vấn áp dụng đối với trường hợp răng chỉ bị sứt, mẻ ở mức độ nhẹ và có kích thước nhỏ hơn 2mm. Đây được đánh giá là một kỹ thuật nha khoa khá đơn giản và thời gian thực hiện nhanh chóng nhất.
Các bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu trám chuyên dụng như Composite hoặc GIC để trám lên phần răng bị tổn thương. Còn sau đó, các bác sĩ chiếu đèn laser nhằm cố định vật liệu trám cho bạn, Ngoài ra bác sĩ cũng điều chỉnh lại hình dáng của vết trám, để loại bỏ những vật liệu dư thừa, làm nhẵn và đánh bóng để đảm bảo tính thẩm mỹ của hàm răng.
Thông thường, thì sau mỗi ca trám răng bị sứt mẻ chỉ dao động trong khoảng 15 – 20 phút. Điểm ưu việt nhất của phương pháp trên là không gây xâm lấn và giúp sẽ bảo tồn răng thật tối đa. Tuy nhiên, thì nếu như răng bị mẻ quá nhiều, thì miếng trám sẽ không thể chắc chắn và dễ bị rơi ra ngoài. Chi phí thường giao động từ 200.000 VND – 500.000 VND
Dán răng sứ Veneer
Phương pháp dán sứ Veneer giống như cách trám răng, nó giúp sửa những vết sứt nhẹ hoặc mòn mặt nhai trên răng. Điểm tốt của cách này là không cần phải mài răng hoặc làm đau. Vì vậy, nhiều người thích ứng dụng cách này. Nếu vết sứt trên răng không quá nặng, bạn có thể chọn cách dán sứ để làm đẹp răng hiệu quả.
Tuy nhiên, cách này có điểm hạn chế là việc dán sứ Veneer tốn kém, dao động từ 4 đến 6 triệu đồng cho mỗi mặt sứ. Vì vậy, nếu bạn không có nhiều tiền, bạn nên xem xét cách trám răng thay vì dán sứ.
Bọc răng sứ
Bọc răng sứ thẩm mỹ được nhiều bác sĩ trong lĩnh vực răng hàm mặt, nhằm đánh giá là phương pháp hoàn hảo để khắc phục tình trạng răng sứt mẻ. Đặc biệt là khi răng bị vỡ lớn, trên 2mm.
Đối với phương pháp trên, các bác sĩ sẽ tiến hành mài nhỏ phần cùi răng để tạo kết nối vững chắc giữa răng sứ và răng thật. Đồng thời, thì việc mài răng còn giúp bác sĩ dễ dàng điều chỉnh hình thể và những kích thước của hàm răng.
Sau đó, bác sĩ sẽ gắn răng sứ bên ngoài. Và thông thường, chỉ sau khoảng 3 – 4 ngày, thì quá trình bọc răng sứ đã hoàn thành.
Răng sứ sau khi được chụp lên cùi răng sẽ giúp tái tạo hình dáng của răng bị sứt mẻ. Đồng thời, những răng có màu sắc tương tự như răng thật nên có tính thẩm mỹ rất cao. Thậm chí là nếu nhìn ở khoảng cách gần mọi người xung quanh cũng khó phát hiện bạn đã làm răng giả. Phương pháp này có giá dao động từ 2 đến 4 triệu/ răng
Hiện nay hầu hết các loại răng sứ trên thị trường đều có khả năng chịu lực tốt. Chính vì vậy nên bạn hoàn toàn có thể thoải mái ăn nhai những món mà mình yêu thích nhé.
Trồng răng mới
Đối với trường hợp răng bị vỡ, mẻ ở mức độ nghiêm trọng chỉ còn chân răng thì cả hai phương pháp trám răng hay bọc răng sứ thẩm mỹ đều sẽ không có tác dụng. Trong khi đó, các bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng thật để tránh ảnh hưởng xấu đến tủy răng và gây đau nhức kéo dài.
Tuy nhiên,thì sau khi nhổ răng, bạn cần nhanh chóng trồng răng implant, hoặc cầu răng sứ để thay thế nhằm khôi phục tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của hàm răng. Chí phí trồng răng Implant hiện tại giao động từ 8 đến 30 triệu/ răng
Hướng dẫn các xử lý răng vỡ mẻ tại nhà
Khi bạn cảm thấy đau hoặc cảm nhận rằng răng của mình bị nứt, vỡ, bạn có thể thực hiện những việc sau:
Gỡ ra các mảnh vỡ:
- Nhổ bỏ mảnh răng bị gãy hoặc thức ăn đã nhai cẩn thận. Không nên tiếp tục nhai, vì mảnh vụn có thể làm tổn thương nướu.
- Không nên nuốt thức ăn, vì vẫn còn chứa mảnh vụn và có thể gây nguy hiểm nếu nuốt vào dạ dày.
Tránh tiếp xúc với vùng răng bị gãy:
- Không dùng lưỡi hoặc tay chạm vào các cạnh của răng bị nứt. Các cạnh răng sắc có thể làm tổn thương lưỡi và nướu.
- Đặt một miếng bông gòn lên phần răng gãy và cắn chặt để ngăn tiếp xúc với mô mềm xung quanh và ngăn ngừa vi khuẩn và thức ăn xâm nhập.
Lưu giữ các mảnh răng vỡ:
-
- Bác sĩ có thể cần sử dụng các mảnh vỡ để khắc phục tình trạng răng. Hãy thu thập và lưu trữ chúng trong hộp kín với ít sữa hoặc nước bọt.
- Không nên tự cố gắng ghép lại các mảnh vụn, vì điều này có thể gây tổn thương nếu không có dụng cụ nha khoa.
Vệ sinh răng miệng:
Sau khi loại bỏ tàn dư, rửa miệng thật sạch bằng nước muối loãng để làm sạch và ngăn ngừa nhiễm trùng. Sau đó, cắn vào miếng bông sạch.
Liên hệ với bác sĩ:
Sau khi phát hiện răng bị vỡ, hãy đặt lịch hẹn với nha sĩ. Việc này quan trọng để tránh tổn thương nhiều hơn và nhiễm trùng.
Bảo vệ các cạnh sắc:
Nếu không thể tới cơ sở y tế ngay lập tức, bạn có thể tạm thời che các cạnh răng sắc bằng sáp nha khoa hoặc kẹo cao su không đường để bảo vệ các mô mềm trong miệng.
Ăn uống cẩn thận:
- Chọn thức ăn mềm, lỏng như súp, cháo, bột, sinh tố để tránh làm tổn thương phần còn lại của răng.
- Tránh thức ăn cứng, dai, giòn, chua, cay, nóng hoặc lạnh.
- Hạn chế ăn nhai bằng phần hàm có răng bị vỡ để tránh tổn thương nướu và lưỡi.
Cách tránh răng bị sứt, nứt
Để tránh việc răng bị sứt, nứt, hãy tuân theo các nguyên tắc sau:
- Đánh răng đúng cách: Chải răng đúng cách theo hướng dẫn của nha sĩ, hàng ngày, hai lần.
- Sử dụng chỉ nha khoa: Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch những vết bám thức ăn ở giữa các rãnh răng.
- Giảm đường trong thực phẩm: Hạn chế tiêu thụ thức ăn ngọt và có đường, vì chúng gây hại cho lớp men răng. Cắt giảm chất đường trong khẩu phần ăn hàng ngày.
- Tránh thực phẩm axit: Giảm tiêu thụ thực phẩm có độ axit cao, để tránh làm mất men răng.
- Tránh thói quen không tốt: Hãy ngừng thói quen dùng răng để mở nắp chai, xé bao bì thực phẩm hoặc cắn vào đầu bút bi.
Nhớ rằng việc duy trì thói quen chăm sóc răng miệng hàng ngày và hạn chế những thói quen có hại có thể giúp bảo vệ răng khỏi những vết sứt, nứt không mong muốn.
Điều trị vết nứt răng ở đâu?
Nếu bạn đang tìm kiếm nơi để điều trị vết nứt răng, một lựa chọn tốt là tới các cơ sở nha khoa có chất lượng. Một trong những tên tuổi mà chúng tôi muốn giới thiệu là Nha khoa Asoka. Asoka là một chuỗi cơ sở nha khoa đáng tin cậy và đáp ứng tiêu chuẩn của Hoa Kỳ. Liên hệ ngay với chúng tôi để tư vấn và hỗ trợ miễn phí