Điều trị tủy răng sữa

Điều trị tủy răng sữa cho bé – 5 điều mẹ nên biết

Do vẫn chưa biết cách chăm sóc răng miệng đúng cách nên trẻ em hay gặp phải các vấn đề như sâu răng hoặc viêm tủy răng. Điều này không những gây đau đớn cho các bé mà còn phá hủy răng sữa và ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn sau này. Mặc dù được bác sĩ khuyên điều trị tủy răng cho con nhưng nhiều phụ huynh vẫn còn lo ngại về độ an toàn của phương pháp này. Trong bài viết dưới đây, nha khoa Parkway sẽ cung cấp cho các bạn các kiến thức về điều trị tủy răng sữa, cùng đọc và tìm hiểu nhé!

Có nên lấy tủy răng ở trẻ em không?

Việc lấy tủy răng là cần thiết để giữ lại răng cho trẻ. Nếu trẻ phải nhổ răng sữa quá sớm sẽ tạo khoảng trống cho khung răng, khiến khung xương hàm kém phát triển. Trong khi đó, các răng còn lại di chuyển về phía các khoảng trống, răng vĩnh viễn không mọc lên được hoặc mọc sai lệch, gây mất cân đối cho hàm.

Thêm vào đó, lấy tủy răng cũng giúp khôi phục chức năng ăn nhai của răng. Bởi khi bị tổn thương hoặc bị thiếu, răng sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc nghiền nát thức ăn. Trẻ em do có hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh, nên khi thường xuyên sử dụng các thức ăn chưa nhuyễn có thể sẽ gặp phải các vấn đề về đường tiêu hóa, từ đó chán ăn và bỏ ăn.

Điều trị tủy răng sữa cho bé sẽ giúp bé tránh viêm nhiễm, xì mủ dưới chân răng, ảnh hưởng đến mầm răng vĩnh viễn bên dưới. Ngoài ra, răng sữa đóng vai trò quan trọng trong việc phát âm, tránh tình trạng nói ngọng ở trẻ. Vì vậy, răng sữa chỉ nên được chỉ định nhổ khi có chẩn đoán chuyên môn rõ ràng rằng răng vĩnh viễn có thể mọc lại trong vòng 6 tháng.

Các trường hợp lấy tủy răng sữa

Răng sữa cần phải lấy tủy trong trường hợp sâu quá nặng hoặc gặp tai nạn gây bể lớn để lộ tủy răng.

Trẻ cũng có thể bị viêm tủy gây chết tủy, ảnh hưởng đến răng. Đối với răng sữa bị chết tủy một phần (là tình trạng mô tủy ở thân răng đã chết hoàn toàn, nhưng tủy chân răng vẫn còn khỏe mạnh), bác sĩ sẽ tiến hành điều trị tủy từng phần. Đầu tiên, phần tủy bị nhiễm trùng cho đến đầu ống tủy răng sẽ bị lấy đi. Sau đó, lỗ trống sẽ được làm sạch bằng dung dịch sát khuẩn và trám bít vĩnh viễn. Đối với răng bị chết tủy toàn phần, là tình trạng tủy ở thân răng và chân răng bị hư hỏng hoàn toàn, bác sĩ lấy đi toàn bộ tủy bị hư hỏng. Tiếp đó, răng sẽ được làm sạch và trám bít, đồng thời bệnh nhân được kê thêm thuốc để tránh tình trạng bệnh tái phát.

Khi trẻ gặp phải triệu chứng như đau răng liên tục, sưng, nhức về đêm, lung lay, có mủ ở khe nướu,…, phụ huynh nên đưa đến các cơ sở y tế chuyên điều trị răng ở trẻ em trong thời gian sớm nhất.

Quy trình điều trị tủy răng sữa

Tùy vào bệnh lý của răng mà bác sĩ sẽ có cách điều trị và tư vấn khác nhau. Trong trường hợp bé bị sâu răng và lỗ sâu sát tủy, nha sĩ sẽ áp dụng che tủy gián tiếp và trám răng. 

Phương pháp lấy tủy buồng và trám răng sẽ được chỉ định khi tủy buồng bị viêm còn tủy ở phần chân răng vẫn khỏe. Khi đó, tủy buồng sẽ được lấy ra khỏi răng và bảo tồn phần tủy ở chân răng. 

Nếu răng có triệu chứng viêm tủy mãn tính, răng sữa bị chết tủy hoàn toàn, các nha sĩ sẽ điều trị bằng phương pháp lấy tủy toàn phần. Toàn bộ tủy sẽ được lấy đi và trám bít lại tránh nhiễm trùng gây tổn thương cho răng.

Kết luận

Việc điều trị tủy răng sữa cho bé là rất cần thiết để đảm bảo sức khỏe răng miệng về lâu dài. Tuy nhiên, quá trình điều trị còn gặp khó khăn do các bé thường sợ đau nên giấu bố mẹ hoặc bất hợp tác với bác sĩ. Vậy nên, khi phát hiện con có các biểu hiện của bệnh lý liên quan đến tủy răng sữa, cha mẹ cần quan tâm, chuẩn bị sẵn tâm lý cho trẻ và tìm một trung tâm nha khoa uy tín để được điều trị kịp thời, hiệu quả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0949148686